6 mẹo chăm sóc cho đôi tai của bạn trở nên khỏe mạnh hơn

Trong thế giới ngày nay, hầu hết chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian trong một không gian ảo từ công việc, giải trí hay để trò chuyện với gia đình và bạn bè. Và điều đó có nghĩa là việc sử dụng tai nghe của chúng ta cũng đang gia tăng. Mặc dù, đây không phải là một điều xấu nhưng nếu bạn lạm dụng chúng hoặc sử dụng quá nhiều thì có thể sẽ dẫn đến đau tai khi đeo tai nghe và một số vấn đề liên quan tới sức khỏe đôi tai của bạn. Do vậy, chắc chắn thông tin dưới bài viết này có thể giúp bạn chăm sóc và bảo vệ đôi tai của bạn khỏe mạnh hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đeo tai nghe quá nhiều

Những vấn đề nào có thể xảy ra nếu đeo tai nghe quá nhiều

Những vấn đề nào có thể xảy ra nếu đeo tai nghe quá nhiều

Mất thính lực

Có một điều mà bạn không thể phủ nhận khi đeo tai nghe là nếu đeo tai nghe với âm lượng lớn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực. Việc mất thính lực này khó có thể phục hồi và ít có cách nào để lấy lại được. Ngay cả máy trợ thính cũng không phải là phương pháp điều trị suy giảm thính lực mà chỉ là một thiết bị giúp mọi người đối phó với tình trạng này.

Hiện nay, phần lớn máy nghe nhạc MP3 có thể tạo ra âm thanh lên tới 120dB, gần bằng với các buổi hòa nhạc rock trung bình. Do vậy việc đeo tai nghe trong thời gian dài với âm lượng lớn rất nguy hiểm và hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng mức âm lượng an toàn cho thính giác khi đeo tai nghe là 60% âm lượng tối đa.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cảnh báo sớm, chẳng hạn như nếu phía trong tai của bạn bị đau sau khi đeo tai nghe như:

  • Cảm thấy khó nghe trong môi trường ồn ào
  • Âm thanh bị bóp nghẹt
  • Khi nghe nhạc với âm lượng cao hơn trước
  • Đau tai ở phía bên trong

Ù tai

Ù tai không phải là một tình trạng bệnh lý mà là một triệu chứng của một bệnh như tai nghe gây ù tai, với các âm thanh ù ù, lạch cạch,…

Theo chuyên gia, ù tai có nhiều nguyên nhân, đó có thể là: mất thính lực do tuổi tác, chấn thương đầu hoặc các vấn đề với hệ tuần hoàn đều là những lý do tiềm ẩn khiến bạn có thể bị ù tai. Tuy nhiên, bạn cần hiểu được rằng tai nghe có thể gây chấn thương và bất cứ khi nào cũng có thể làm hỏng các tế bào nhỏ bên trong tai của bạn.

Tuy nhiên, chứng ù tai có thể tự khỏi, nhưng chứng ù tai mãn tính thường cần liệu pháp âm thanh để khắc phục.

Các vấn đề về tập trung

Có nhiều người thắc mắc về tác dụng phụ của tai nghe đối với não bộ. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc đeo tai nghe có thể gây ra chấn thương sọ não, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm trí.

Ở một số nghiên cứu cho thấy các vấn đề về tập trung là do sử dụng tai nghe trong thời gian dài. Nguồn gốc của hiện tượng này đến từ các tín hiệu được gửi đến não khi nghe âm thanh với âm lượng lớn trong thời gian dài.

Do đó, đây là một trong những tác dụng phụ chính của tai nghe đối với não bộ. Việc không đeo tai nghe sẽ khó có thể khiến bạn tập trung và về lâu dài việc thiếu hiệu suất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của bạn.

Đeo tai nghe giúp tăng độ tập trung

Đeo tai nghe giúp tăng độ tập trung

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là một trong những vấn đề thường gặp nếu ta không biết vệ sinh tai đúng cách. Tuy nhiên, nhiễm trùng có nguy cơ nghiêm trọng đối với thính giác sau này của bạn. Mặc dù hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể tự khỏi nhưng đôi khi bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh để bảo vệ thính giác của mình. Nhiễm trùng tai nghiêm trọng không được điều trị có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

Đeo tai nghe làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Độ ẩm và độ ẩm cao là nơi sinh sôi của rất nhiều vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng.

Mụn

Mụn mọc bên trong tai là một trường hợp khá phổ biến, hay xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Mụn này sẽ thường rất đau và xảy ra do tai không được vệ sinh sạch sẽ, điều này làm tắc nghẽn các nang lông, giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn.

Thêm vào đó là môi trường ẩm, ấm tự nhiên của bát tai – nơi lý tưởng để vi khuẩn gây mụn phát triển. Do vậy việc đeo tai nghe nhét tai trong thời gian dài có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị mọc mụn ở trong tai.

Xem thêm >>> 4 bước xử lý hiệu quả khi bạn bị đau tai khi đeo tai nghe

6 mẹo chăm sóc sức khỏe của đôi tai

Việc đeo tai nghe lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cho đôi tai của bạn nhưng việc đeo tai nghe dần trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt với những người đam mê tập luyện thể thao. Do đó, việc ngừng sử dụng tai nghe hoàn toàn là một điều không khả thi nhưng sẽ có những cách mà chúng ta có thể làm để giảm bớt nguy cơ gây hại từ việc đeo tai nghe quá mức.

Chăm sóc sức khỏe cho đôi tai của bạn là một điều quan trọng

Chăm sóc sức khỏe cho đôi tai của bạn là một điều quan trọng

Xem thêm >> Nên đeo tai nghe như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho tai

Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Để đảm bảo tai nghe của bạn luôn được sạch sẽ thì tốt nhất là bạn nên thay miếng bọt biển hoặc nắp cao su của tai nghe ít nhất mỗi tháng một lần. Còn nếu trong trường hợp tai nghe của bạn không có nắp thì bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên hơn bằng cách sử dụng khăn lau kháng khuẩn hoặc miếng bọt biển / bông gòn để làm sạch khu vực đó. Đây là một điều quan trọng trong việc loại bỏ những bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào có thể nhìn thấy trong tai nghe.

Hạn chế việc dùng chung tai nghe

Có một điều thường gây ra nhiều vi khuẩn là do việc dùng chung tai nghe với người khác. Do đó, điều quan trọng mà bạn cần làm là không bao giờ dùng chung tai nghe vì đó là một cách dễ dàng để lây lan vi khuẩn và có khả năng nhiễm trùng vào tai của bạn. Trong trường hợp người khác sử dụng tai nghe của bạn, thì bạn nên làm sạch kỹ lưỡng trước khi sử dụng lại.

Chú ý âm lượng khi đeo tai nghe

Một trong những việc có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới đôi tai của bạn là bạn nên tham khảo quy tắc 60:60 để giảm nguy cơ ảnh hưởng ngắn hạn hoặc vĩnh viễn đến thính giác của bạn. Quy tắc 60:60 như sau: nghe tai nghe ở mức không quá 60% âm lượng tối đa trong thời gian không quá 60 phút bất kỳ lúc nào.

Do đó, nếu bạn nghe nhạc ở mức âm lượng thấp hơn, điều này có nghĩa là bạn có thể kéo dài khoảng thời gian đeo tai nghe và sẽ an toàn hơn. Hoặc nếu bạn nghe để âm lượng quá lớn, thì bạn chỉ nên nghe trong một khoảng thời gian ngắn và để tai bạn nghỉ dài hơn để phục hồi.

Quan tâm đến tiếng ồn xung quanh

Việc sử dụng âm lượng cao khi đeo tai nghe nhằm mục đích át tiếng ồn là một việc có thể tăng khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến đôi tai của bạn. Do đó, nếu bạn muốn đeo tai nghe để khử tiếng ồn thì bạn nên nghe mức âm lượng an toàn và chú đến những người xung quanh nên bạn đang đi ở ngoài đường.

Nghỉ ngơi sau khi đeo tai nghe

Đối với những người đeo tai nghe, điều quan trọng là bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên sau khi sử dụng tai nghe để giảm mọi nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn đến thính giác. Đồng thời, việc nghỉ ngơi giúp làm tai trở nên thông thoáng, ngăn ngừa ráy tai tích tụ và gây nhiễm trùng.

Nên nghỉ ngơi sau khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài

Nên nghỉ ngơi sau khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài

Sử dụng tai nghe có thiết kế mở hạn chế đau tai khi đeo tai nghe

Việc sử dụng tai nghe nhét tai trong một khoảng thời gian dài là một nguyên nhân chính gây ra đau tai và gây bích bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, để thỏa mái khi đeo tai nghe mà vẫn an toàn và bảo vệ đôi tai của bạn thì dòng tai nghe truyền âm thanh qua xương là một lựa chọn hoàn hảo.

Tai nghe truyền âm thanh qua xương giúp giảm thiểu tình trạng đau tai khi đeo tai nghe

Tai nghe truyền âm thanh qua xương giúp giảm thiểu tình trạng đau tai khi đeo tai nghe

Dòng tai nghe truyền âm thanh qua xương của nhãn hiệu Shokz, với thiết kế mở, tạo cảm giác thoải mái không gây bí bách, giúp người dùng hạn chế được bệnh về tai do vi khuẩn gây nên. Đặc biệt hạn chế việc đau tai do đeo tai nghe quá lâu trong một thời gian dài. Dòng tai nghe này đặc biệt thích hợp dành cho những người chạy bộ, tập luyện thể thao với cường độ mạnh mà các tai nghe khác khó có thể đáp ứng được.

Xem thêm >>> 3 lý do khiến bạn không thể bỏ qua tai nghe truyền âm thanh qua xương

Tổng kết

Thính giác vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất việc chăm sóc nó. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn quan tâm và chú ý tới đôi tai của mình hơn để hạn chế những vấn đề có thể gặp phải như đau tai khi đeo tai nghe, nhiễm trùng tai,… Để tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan, bạn đừng quên ghé thăm Shokz Việt Nam để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.