3 lưu ý khi sử dụng tai nghe thể thao bluetooth không đau tai

Tai nghe bluetooth không đau tai đảm bảo mang đến cho những người chơi thể thao trải nghiệm nghe nhạc thoải mái và tiện lợi.. Để hiểu hơn về điều này, bạn đọc cùng Shokz tham khảo tiếp bài viết ngay sau đây nhé!

Điều gì xảy ra khi bạn đeo tai nghe hàng giờ liên tục

Nghe tai nghe hàng giờ liên tục có thể gây ra một số vấn đề cho tai

Nghe tai nghe hàng giờ liên tục có thể gây ra một số vấn đề cho tai

Một trong những vấn đề phổ biến mà dân thể thao thường mắc phải đó chính là lạm dụng việc đeo tai nghe bluetooth, sử dụng hàng giờ liên tục mà không có thời gian ngưng nghỉ nhất định. Việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đôi tai. Về lâu về dài, những tác động nhỏ hằng ngày sẽ khiến bạn vướng phải những vấn đề khó chịu như:

  • Ù tai, chóng mặt
  • Khó tập trung
  • Đau tai, mệt mỏi

Điều đáng chú ý là bạn sẽ không phát hiện những vấn đề này chỉ sau vài lần dùng mà chúng sẽ xảy ra sau nhiều lần bị tổn thương do sự chủ quan của bạn khi dùng quá mức.

Chính vì vậy, những người đeo tai nghe nói chung hay dân thể thao nói riêng cần hiểu biết rõ về các vấn đề này để tránh mắc phải những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe đôi tai của mình khi đeo tai nghe.

Tại sao đeo tai nghe lại có nguy cơ gây ra các vấn đề về tai?

Bạn có thể hình dùng bằng cách so sánh hai cơ chế tiếp thu âm thanh của tai như sau:

Cơ chế tiếp nhận âm thanh thông thường từ môi trường

Các âm thanh môi trường tồn tại dưới dạng sóng âm sẽ đi vào ống tai, qua màng nhĩ, kích thích các cơ xương sau đó được đưa vào ốc tai và đi đến não. Tại đây, các dây thần kinh thính giác của não sẽ giải thích những sóng âm thu được thành dạng âm thanh mà bạn có thể nghe được.

Đây là quá trình tiếp thu âm thanh một cách bình thường mà tai người có thể nghe xuyên suốt không lo bị đau tai.

Cách thức tai tiếp nhận âm thanh từ tai nghe

Âm thanh từ tai nghe có mức áp suất cao

Âm thanh từ tai nghe có mức áp suất cao

Ngược lại với cơ chế tiếp nhận âm thanh thông thường, các âm thanh được truyền vào tai từ tai nghe sẽ đi thẳng qua ống tai, màng nhĩ rồi đến ốc tai dưới một áp lực nhất định. Mức độ cao thấp của áp lực này tùy vào âm lượng mà bạn chọn nghe.

Do đó khi đeo tai nghe trong nhiều giờ, bạn sẽ gặp một số trường hợp như ù tai chóng mặt, nhức đầu,…Và việc lạm dụng tai nghe quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Là một người chơi thể thao, sức khỏe là ưu tiên hàng đầu đối với bạn. Để việc đeo tai nghe khi tập thể thao được an toàn hơn, hãy tham khảo một số lưu ý khi đeo tai nghe ngay sau đây nhé.

Một số cách sử dụng tai nghe không đau tai

1. Chọn loại tai nghe có kiểu dáng mở (Open-ear)

Tai nghe Shokz không gây đau tai nhờ có thiết kế mở (Open-ear)

Tai nghe Shokz không gây đau tai nhờ có thiết kế mở (Open-ear)

Tai nghe mở (Open-ear) là khái niệm chỉ các loại tai nghe đặt núm nghe bên ngoài ống tai. Nhờ lối thiết kế này, chiếc tai nghe mang đến sự thông thoáng và thoải mái cho người đeo. Trong đó, các tai nghe truyền âm thanh qua xương của Shokz như OpenMove hay OpenRun là sản phẩm tiêu biểu cho loại tai nghe này.

Bằng cách áp dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương, tai nghe của Shokz có thể truyền tải âm thanh một cách hiệu quả mà không cần phải đặt núm nghe nhét vào ống tai như các loại tai nghe truyền thống giúp tai nghe có thiết kế mở.

Bên cạnh đó, phần khung của tai nghe được làm từ chất liệu Titanium phủ bên ngoài là lớp Silicon mang đến sự chắc chắn tuyệt đối cho người dùng khi đeo tai nghe trong các hoạt động thể thao.

2. Sử dụng tai nghe điều độ

Đeo tai nghe điều độ là thói quen tốt cho sức khỏe tai

Đeo tai nghe điều độ là thói quen tốt cho sức khỏe tai

Ngoài kiểu dáng thiết kế, thói quen sử dụng tai nghe cũng chính là yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý để tránh tình trạng đau tai. Bởi lẽ việc tập luyện thể thao hăng say đôi khi khiến bạn quên chú ý đến tần suất sử dụng một cách khoa học và hợp lý.

Về tần suất sử dụng, bạn quy định mỗi lần chơi thể thao đeo tai nghe trong bao lâu? Có chế độ tạm ngưng hay không? Hãy kiểm soát tần suất sử dụng để đảm bảo bản thân không lạm dụng chiếc tai nghe của mình quá mức. Nếu cường độ tập luyện nhiều, hãy cân nhắc chọn đeo các loại tai nghe truyền âm thanh qua xương điển hình là chiếc tai nghe Shokz OpenRun Pro.

Tai nghe không đau tai Shokz OpenRun Pro

Tai nghe không đau tai Shokz OpenRun Pro

Đây được xem là giải pháp tai nghe khắc phục hiệu quả tình trạng đau tai khi đeo tai nghe được Liên đoàn điền kinh nước Anh chấp nhận cho vận động viên sử dụng trong các giải chạy chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, sự nhẹ nhàng của OpenRun Pro chỉ với 29g kèm theo lối thiết kế kiểu dáng mở (Open-ear) gọn gàng, chắc chắn giúp đem lại sự thoải mái tuyệt đối, tự tin đeo tai nghe trong hàng giờ liên tục mà không sợ bị đau tai.

3. Luôn giữ âm lượng ở mức 70% khi nghe

Lưu ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là luôn giữ mức âm lượng ở khoảng 60 – 70%.

Nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải giúp bạn bảo vệ đôi tai

Nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải giúp bạn bảo vệ đôi tai

Nguyên do là bởi nếu bạn nghe nhạc với âm lượng lớn sẽ làm tăng áp suất truyền âm vào tai, tác động mạnh đến màng nhĩ và gây những tổn hại nhất định nếu diễn ra trong quá trình dài. Do đó để tránh bị đau tai, hãy nhớ tập thêm một thói quen nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải nữa nhé!

Nghe nhạc khi chơi thể thao giúp truyền động lực và khơi nguồn cảm hứng phấn khởi cho người tập luyện. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tai nghe khi nghe nhạc cũng như có thêm những lựa chọn về các loại tai nghe không đau tai điển hình như Shokz. Nếu có thắc mắc gì thêm, đừng ngại liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp tận tình nhé!

>> Tham khảo thêm: 8 lợi ích khi đeo tai nghe thể thao Shokz