Làm thế nào để giữ cố định tai nghe khi chạy bộ?

Việc kết hợp âm nhạc với chạy bộ là hoạt động giúp các bạn tạo thêm năng lượng cho hành trình thể thao của mình. Song song đó, việc lựa chọn tai nghe và cách đeo phù hợp để buổi tập luyện trở nên hoàn hảo là điều không dễ dàng. Để vừa có được cảm hứng khi chạy bộ vừa được nghe nhạc nhưng không bị khó chịu vì tai nghe dễ bị rơi ra, mời bạn tìm hiểu về những cách đeo tai nghe khi chạy bộ phù hợp với từng kiểu dáng tai nghe qua bài viết bên dưới nhé.

2 vấn đề thường gặp khi đeo tai nghe sai cách khi chạy bộ

Sử dụng tai nghe cho hoạt động cần tốc độ như chạy bộ các bạn có thể gặp nhiều vấn đề gây khó khăn cho quá trình chinh phục đường chạy. Nhưng tai nghe dễ rơi và đau tai là hai hiện tượng có thể xem là phổ biến nhất. Mời bạn tham khảo thông tin bên dưới để lý giải vì sao chúng ta thường gặp phải vấn đề này.

Các vấn đề thường gặp khi sai cách đeo tai nghe khi chạy bộ

Các vấn đề thường gặp khi sai cách đeo tai nghe khi chạy bộ

Tai nghe dễ bị rơi ra trong quá trình hoạt động

Thông thường khi tập luyện thể thao việc tai nghe đột ngột rơi ra liên tục rất dễ làm bạn mất hứng và cảm thấy phiền phức. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra, có thể là do bạn luyện tập với cường độ mạnh hoặc do tai nghe không đủ chắc chắn và không phù hợp với bộ môn mà bạn tập luyện.

Do đó, bạn nên lựa chọn tai nghe có kiểu dáng thiết kế chưa phù hợp với bộ môn mà bạn tham gia như chạy bộ, bơi, đạp xe,…. Đối với chạy bộ bạn nên chọn những loại tai nghe không dây để tránh làm vướng dây tai nghe vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể khiến ống nghe bị kéo theo và rơi khỏi tai. Thêm vào đó, việc này cũng có thể do bạn chưa có cách đeo tai nghe đúng, điều chỉnh núm nghe chưa khít với ống tai.

Dây tai nghe dài ngoằn sẽ là yếu tố khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình tập luyện

Dây tai nghe dài ngoằn sẽ là yếu tố khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình tập luyện

Xem thêm >>> Những sai lầm dễ mắc phải khi lựa chọn tai nghe khi chạy bộ

Hiện tượng đau tai khi đeo tai nghe

Đau tai khi đeo tai nghe cũng là hiện tượng khiến nhiều người dùng tai nghe chạy bộ phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Hiện tượng này xuất hiện đầu tiên có thể do bạn nhét núm nghe quá sâu vào trong tai khiến phần tai ngoài bị tổn thương. Ngoài ra, âm thanh tác động vào màng nhĩ liên tục trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra những cơn nhức tai khiến bạn khó chịu.

Vậy làm thế nào để khắc phục được hai hiện tượng này? Đó chính là bạn nên tìm hiểu kỹ về đối tượng sử dụng cũng như cách đeo của từng kiểu dáng tai nghe. Thông tin tiếp theo bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách đeo tai nghe chạy bộ phù hợp cho từng loại thiết kế tai nghe nghe bạn nhé.

Xem thêm >>> Cách đeo tai nghe khi chạy bộ đúng nhất dành cho các runner

Cách đeo tai nghe khi chạy bộ kết nối bluetooth để có hành trình tuyệt vời nhất

Tai nghe thể thao hiện nay đang trở thành làn sóng mới trong thị trường tai nghe với nhiều kiểu dáng cũng như thiết kế thời thượng. Mỗi thiết kế sẽ có cách đeo khác nhau và phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Dưới đây là cách đeo đối với 3 loại thiết kế tai nghe phổ biến in-ear, over-ear và open-ear.

Đối với tai nghe dạng nhét tai (in-ear)

Tai nghe in-ear là tai nghe với thiết kế có 2 núm nghe nhỏ nhét sâu vào trong tai. Tai nghe này được chia làm hai loại có dây ngắn hoặc không dây.

  • Với loại có dây ngắn, khi đeo bạn đeo phần dây vào từ phía sau cổ để phần dây ống nghe choàng ra trước ngực. Tiếp đó bạn đặt phần ống nghe vào ống tai sao cho vừa vặn bằng cách xoay nhẹ và nhấn nút nghe vài cái. Nếu phần bọc nút nghe lớn hơn so với độ rộng của khoang ống tai bạn có thể nắm nhẹ vành tai và kéo ra để tạo được khoảng không gian rộng hơn. Nhưng lời khuyên dành cho bạn vẫn nên lựa loại tai nghe có nút nghe vừa khít với tai nhé.
  • Với loại không dây, cũng tương tự như tai nghe bluetooth dạng nhét tai dây ngắn về cách đeo nhưng nó đơn giản hơn. Loại này không dây vì thế bạn bỏ qua bước choàng dây phía sau cổ và thực hiện đeo nút nghe vào tai như hướng dẫn ở trên.

Tai nghe dạng in-ear là loại tai nghe thể thao rất phổ biến trên thị trường

Tai nghe dạng in-ear là loại tai nghe thể thao rất phổ biến trên thị trường

Đối với tai nghe dạng chụp (over-ear)

Tai nghe dạng over-ear là tai nghe có phần chụp ôm hết tai. Khi dùng loại tai nghe này bạn chỉ cần đeo phần quai móc ngang qua đỉnh đầu hoặc hạ thấp hơn về phía sau gáy. Phần chụp nghe bạn đặt sao cho ôm kín tai là có thể hoàn thiện các bước đeo tai nghe của dạng này.

Tai nghe over-ear có thiết kế cồng kềnh có thể sẽ mang lại rắc rối vì dễ rơi khi di chuyển nhanh. Vì thế bạn nên cân nhắc khi chọn mua tai nghe loại này nhé.

Tai nghe Open-ear là lựa chọn tai nghe thể thao được nhiều người lựa chọn

Tai nghe Open-ear là lựa chọn tai nghe thể thao được nhiều người lựa chọn

Đối với tai nghe dạng mở (open-ear) của Shokz

Tai nghe Shokz OpenRun là tai nghe truyền âm qua xương có thiết kế mở. Đây là loại thiết kế giúp tăng tính năng bảo vệ tai mà nhiều người chơi thể thao nên dùng.

Tai nghe Shokz được thiết kế dạng nút nghe mở mỏng và thon gọn, có khung đeo và phần quai đeo móc vào vành tai.

Thiết kế phần móc đeo của tai nghe giúp bạn giữ cố định tai nghe suốt quá trình chạy bộ

Thiết kế phần móc đeo của tai nghe giúp bạn giữ cố định tai nghe suốt quá trình chạy bộ

Khi đeo bạn cần đưa phần khung đeo vào phía sau cổ và móc quai đeo vào vành tai sao cho nút nghe được đặt hướng ra phía trước mặt và đặt ngay khu vực xung quanh xương thái dương. Cách đeo này giúp bạn giữ cố định được tai nghe trong mọi tư thế hoạt động.

Tai nghe dạng mở sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho tai khi sử dụng đồng thời không để màng nhĩ bị tác động lớn của âm thanh làm tổn thương.

Sử dụng tai nghe truyền âm qua xương là lựa chọn tối ưu cho dòng tai nghe chạy bộ

Sử dụng tai nghe truyền âm qua xương là lựa chọn tối ưu cho dòng tai nghe chạy bộ

Tổng kết

Hiểu được người bạn đồng hành của mình và biết cách đeo tai nghe đúng để hành trình chinh phục tốc độ của mình diễn ra một cách thú vị chưa hẳn là điều ai cũng có thể làm được. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên bạn có thể tìm ra loại tai nghe cũng như cách đeo tai nghe khi chạy bộ phù hợp với mình. Nếu bạn có muốn trải nghiệm dòng tai nghe truyền âm thanh qua xương thì đừng ngần ngại ghé thăm trang chủ Shokz Việt Nam nhé.