4 sai lầm khi chọn tai nghe thể thao bạn cần lưu ý

Sử dụng tai nghe khi vận động là điều mà các vận động viên vẫn thường làm. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn tai nghe thể thao đúng, quá trình vận động có thể bị gián đoạn, thậm chí trong lâu dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Sau đây là tổng hợp tất cả những sai lầm nên tránh khi lựa chọn tai nghe thể thao.

1. Chọn tai nghe chụp tai nghe nhét tai làm ngắt kết nối từ môi trường

Việc nghe nhạc bằng tai nghe nhét tai sẽ khiến bạn mất sự nhạy bén với môi trường xung quanh. Đặc biệt là trong khi chạy bộ, tập thể dục, đi xe đạp hay vận động ngoài trời,… Điều này, đôi khi có thể khiến bạn gặp phải các trường hợp không may vì không nghe thấy được các tín hiệu xe cộ, tiếng còi thông báo, tiếng la hét của những người đi đường,…

Không nên sử dụng tai nghe in-ear để chạy bộ

Không nên sử dụng tai nghe in – ear để chạy bộ

Bên cạnh yếu tố quan trọng đó, các loại tai nghe in-ear cũng mang đến nhiều khuyết điểm, đặc biệt phải kể đến như:

  • Đa phần các sản phẩm thuộc dòng tai nghe này sẽ khó lòng giữ yên vị trí khi người dùng vận động mạnh, dẫn đến dễ rơi khỏi tai trong quá trình sử dụng.
  • Điểm yếu chí mạng thứ hai của dòng tai nghe này là chúng khiến tai bị bí khi đeo trong thời gian dài.
  • Cuối cùng, khi bạn vận động sẽ chảy nhiều mồ hôi và khi đeo tai nghe tai chụp tai, mồ hôi sẽ bị đọng lại, gây cảm giác khó chịu.

Vì vậy, đây hoàn toàn không phải là loại tai nghe phù hợp dành cho người thường xuyên luyện tập thể thao.

2. Lựa chọn tai nghe vướng víu cản trở vận động

Việc sử dụng tai nghe có dây đôi khi sẽ gây khó khăn, cản trở trong nhiều trường hợp, nhất là khi bạn chơi các môn thể thao đạp xe, chạy bộ…. Để quá trình vận động thoải mái nhất có thể, người chơi thể thao nên chọn tai nghe không dây, tiện dụng hơn cho việc vận động.

Chọn tai nghe có dây làm đường chạy thêm vướng víu

Chọn tai nghe có dây làm đường chạy thêm vướng víu

3. Tai nghe không vừa tai

Có thể bạn không biết: tai người cũng có kích cỡ khác nhau, không ai giống ai. Một chiếc tai nghe vừa vặn là chiếc tai nghe ôm sát vừa đủ vào tai nhưng không hề gây khó chịu dù đeo trong thời gian dài. Với các kiểu tai nghe đeo vành tai, phần vành đeo phải làm với chất liệu tốt, ôm sát vào tai và không gây khó chịu.

Chọn các loại tai nghe không vừa tai

Chọn các loại tai nghe không vừa tai

Nếu đang sử dụng tai nghe và thấy tai bị đau, tốt nhất hãy đổi sang cỡ tai nghe khác hoặc đổi luôn sang tai nghe khác nếu có thể. Nếu cố đeo trong thời gian dài, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề về tai đấy.

4. Sử dụng tai nghe chất liệu không tốt

Hiện nay, ngoài những tai nghe có chất lượng tốt thì các loại tai nghe “bình dân” vẫn tồn tại khá nhiều. Đánh giá chung thì những tai nghe này vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng phổ thông nhưng chúng vẫn tồn tại một vài điểm không thân thiện với vận động viên hay người chơi thể thao. Do giá thành thấp, những tai nghe này thường không có khả năng chống nước, chất âm xóc gây ảnh hưởng đến thính giác. Nếu mồ hôi vô tình chúng chảy vào tai nghe, tai nghe có thể dễ dàng bị hỏng hoặc xảy ra tai nạn không đáng có, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Chất liệu tai nghe không tốt khiến tai bạn bị tổn thương

Chất liệu tai nghe không tốt khiến tai bạn bị tổn thương

Chất liệu kém cũng gây nguy hiểm do tai. Khi vận động mạnh, tai nghe sẽ cọ sát vào vành tai hoặc lỗ tai, gây đau nhức, xước tai hoặc tệ hơn là chảy máu tai. Đây là điều khá nguy hiểm nên nếu chọn tai nghe thể thao, tốt nhất hãy đầu tư chọn những sản phẩm có chất lượng tốt.

Những loại tai nghe vận động viên nên chọn

Với những sai lầm kể trên, giờ là lúc để bạn chọn cho mình chiếc tai nghe phù hợp cho trải nghiệm vận động chuyên nghiệp . Sau đây là một vài loại tai nghe có thiết kế phù hợp nhất dành cho nhu cầu vận động thể dục thể thao:

  • Tai nghe thể thao vòng qua gáy: Loại tai nghe này thường có thiết kế nhỏ gọn, ôm sát vào vào vùng cổ. Chúng được tích hợp khả năng chống nước, chống bụi và rất gọn nhẹ, rất phù hợp cho nhu cầu hoạt động thể thao.
  • Tai nghe open-ear đeo vành tai: với thiết kế mở đeo vành tai, loại tai nghe này sẽ được cố định chắc chắn trên tai người dùng kể cả khi vận động mạnh chạy, bật nhảy, tập yoga. Chúng cũng ít gây vướng víu nên sẽ hạn chế tối đa tác động không tốt lên quá trình vận động.

Chiếc tai nghe phù hợp với người dùng chạy bộ

Chiếc tai nghe phù hợp với người dùng chạy bộ

>> Xem thêm: Chọn thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ – Gợi ý top 3 tai nghe chạy bộ tốt nhất

Bạn đã biết về các dòng tai nghe thể thao chuyên dụng đến từ Shokz?

Hiện tại, hãng tai nghe thể thao nổi tiếng Shokz đã cho ra đời dòng tai nghe tích hợp công nghệ truyền âm qua xương vô cùng tiên tiến mang tên OpenRun. Bằng cách đưa âm thanh truyền thẳng qua xương, OpenRun rất tốt cho nhu cầu sử dụng lẫn sức khỏe của các vận động viên.

Cách thức hoạt động của tai nghe này là sóng âm sẽ đi qua xương thái dương vào thẳng ốc tai rồi đi đến thần kinh thính giác. Nhờ việc âm thanh không đi qua tai, người dùng có thể nghe nhạc trong nhiều giờ hạn chế ù bí ống tai. Thiết kế Open-ear độc đáo cho phép người dùng vừa nghe âm thanh từ tai nghe, vừa dễ dàng nghe được âm thanh môi trường – đây là một điểm cộng lớn đối với những người chạy bộ, đạp xe hay trekking.

Tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun đến từ Shokz

Tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun đến từ Shokz

Có thể kể đến như chiếc tai nghe OpenRun phù hợp với hầu hết các nhu cầu vận động. Thiết bị chỉ nặng có 26g này có thời lượng sử dụng lên đến 8 giờ mỗi lần sạc. Thậm chí khi hết pin, bạn chỉ cần sạc trong 10 phút là có thể sử dụng OpenRun đến 1,5 giờ đồng hồ! Tại Anh, đây là tai nghe duy nhất được bộ thi đấu điền kinh chấp nhận cho các vận động viên sử dụng.

Đường chạy dài trở nên thú vị và an toàn hơn với tai nghe OpenRun

Đường chạy dài trở nên thú vị và an toàn hơn với tai nghe OpenRun

Trên đây là tất tần tật những sai lầm nên tránh khi lựa chọn tai nghe thể thao và các gợi ý lựa chọn tai nghe dành cho bạn. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc tai nghe thật ưng ý.