5 Lỗi sai thường gặp khi chạy bộ mà bạn cần tránh (Phần 2)

Trong phần trước, Shokz đã cùng bạn tìm hiểu về 7 lỗi sai thường gặp khi chạy bộ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu 5 lỗi sai còn lại và cùng xem thử những lỗi nào mà các “runner” hay dễ gặp nhất trong hành trình tập luyện của mình. Đó là tư thế chạy bộ sai, cách đeo tai nghe không đau tai sai hay phương thức tập luyện sai,… Bạn hãy cùng Shokz tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây. Sau đó tổng hợp và dần khắc phục những lỗi mà bạn hay mắc phải nhé.

Sai trang phục khi đi chạy bộ

Một số người khi chạy bộ thường không mặc đúng loại quần áo dành cho thể thao cũng như mặc đồ quá ít so với điều kiện thời tiết. Điều này khiến họ không thoải mái và tăng khả năng mắc các bệnh liên quan khi thời tiết thay đổi.

Do đó, khi chạy bộ, việc lựa chọn loại vải cho đồ luyện tập là một điều cần thiết. Đối với những vận động viên chạy nên sử dụng các loại vải như DryFit, Thinsulate, Thermax, CoolMax, polypropylene. Với loại vải này sẽ giúp đẩy mồ hôi ra khỏi cơ thể, giúp bạn cơ thể của bạn sẽ luôn cảm thấy khô ráo, dễ chịu.

Đặc biệt, khi mặc nhiều lớp áo trong thời tiết lạnh, bạn không nên mặc đồ cotton ở lớp áo gần cơ thể nhất. Bởi khi ra mồ hôi hay bị ướt, áo sẽ thấm hút tốt và gây ẩm ướt, điều này có thể gây khó chịu khi thời tiết nóng và nguy hiểm khi thời tiết lạnh.

Mặc đúng quần áo, đeo đúng tai nghe không đau tai có thể cải thiện chất lượng buổi chạy

Mặc đúng quần áo, đeo đúng tai nghe không đau tai có thể cải thiện chất lượng buổi chạy

Ngoài ra, nếu bạn có sử dụng các thiết bị thì cần đảm bảo các thiết bị như tai nghe thì cần đảm bảo tai nghe không đau tai và là loại chuyên dụng dành cho việc luyện tập thể thao. Bởi khi chuẩn bị kỹ thì buổi chạy bộ của bạn sẽ hoàn hảo hơn và tránh những trường hợp bị gián đoạn hay cảm giác khó chịu do lựa chọn sai trang phục gây ra.

Xem thêm >>> 3 lưu ý khi sử dụng tai nghe không đau tai mà bạn nên biết

Tập luyện quá sức trước cuộc đua

Chú ý xen kẽ với nghỉ ngơi để đảm bảo không bị quá sức khi chạy bộ

Chú ý xen kẽ với nghỉ ngơi để đảm bảo không bị quá sức khi chạy bộ

Nếu bạn đang luyện tập cho các cuộc thi quá sức và nghĩ rằng chạy bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn và bền bỉ hơn. Nhưng thực ra, càng gần tới cuộc đua, bạn càng phải chú trọng việc nghỉ ngơi và đảm bảo không quá sức khi tập luyện. Bởi mỗi ngày đều luyện tập thì các cơ trong cơ thể không đủ thời gian để phục hồi và khi tới cuộc đua, khả năng bị chấn thương sẽ có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Để tránh tập luyện quá sức, điều quan trọng là bạn phải kết hợp nghỉ ngơi và phục hồi vào quá trình luyện tập. Bạn nên tăng dần độ dài sau mỗi lần chạy, tạo cho mình những tuần nghỉ ngơi hay những ngày trong tuần, đồng thời bạn cũng nên kết hợp những bài tập chéo khác nhau để tránh sự nhàm chán.

Xem thêm >>> 7 lỗi sai mà bạn có thể mắc phải khi chạy bộ

Dùng sức quá nhiều ở chặng đường đầu

Khi nói đến các cuộc đua đường dài, nhiều người thường mắc sai lầm khi trong những chặng đầu chạy thật nhanh và trong những chặng đường cuối cùng.

Chạy quá sức ở điểm bắt đầu khiến bạn dễ bị đuối sức ở điểm gần cuối

Chạy quá sức ở điểm bắt đầu khiến bạn dễ bị đuối sức ở điểm gần cuối

Do đó, cách tốt nhất để tránh chạy quá nhanh trong chặng đường đầu là bạn nên chạy những dặm đầu tiên chậm hơn so với kế hoạch chạy ở chặng cuối cùng. Nhưng bạn cần nhớ cứ mỗi giây bạn đi quá nhanh trong nửa đầu của cuộc đua, bạn có thể mất gấp đôi lượng thời gian đó trong nửa sau của cuộc đua. Bạn đừng nên quá quan tâm đến tốc độ của những người khác mà cứ giữ tốc độ thoải mái nhất khi bắt đầu cuộc đua. Và sau khi các vận động viên khác đã đuối sức thì đây là thời điểm để bạn bứt phá.

Cách thở khi chạy bộ bị sai

Thở đúng kỹ thuật rất quan trọng trong chạy bộ. Nếu thở không đúng cách, bạn sẽ dễ bị hụt hơi, tức bụng khi chạy quá nhanh hoặc quá lâu.

Do đó, khi mới bắt đầu bạn hãy cố gắng chạy với tốc độ dễ dàng, bạn có thể kiểm tra bằng cách nói một câu. Nếu bạn có thể nói một câu đầy đủ mà không cần thở quá gấp thì lúc này bạn đang chạy với tốc độ phù hợp.

Đồng thời, bạn cần đảm bảo bạn thở bằng cả miệng và mũi khi chạy bởi các cơ của bạn cần oxy để tiếp tục vận động mà nếu chỉ thở bằng mũi thì sẽ không có đủ oxy. Do đó bạn cần thở bằng miệng để hấp thụ nhiều oxy hơn. Ngoài ra, bạn nên chú ý và tập thở sâu thay vì thở nông bằng các hít thật nhiều không khí vào bụng và thở ra.

Việc tập thở cũng rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến năng suất chạy bộ

Việc tập thở cũng rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến năng suất chạy bộ

Chế độ ăn uống không khoa học

Nhiều người mới bắt đầu chạy bộ thường đánh giá thấp tầm quan trọng của dinh dưỡng, đối với cả hiệu suất chạy và sức khỏe tổng thể của họ. Bạn nên ăn gì trước, trong và sau khi chạy có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và khả năng phục hồi của bạn.

Bạn nên cố gắng ăn một bữa ăn nhẹ khoảng 1 giờ rưỡi đến 2 giờ trước khi chạy. Chọn thứ gì đó giàu carbohydrate và ít chất béo, chất xơ và protein như bánh mì tròn với bơ đậu phộng, chuối và thanh năng lượng hoặc một bát ngũ cốc lạnh với một cốc sữa. Để tránh bị đau dạ dày, hãy tránh xa những thực phẩm giàu chất xơ và nhiều chất béo.

Trong trường hợp thời gian chạy hơn 90 phút, bạn cần thay thế một số calo đang đốt cháy. Bạn có thể hấp thụ carbs thông qua đồ uống thể thao hoặc thức ăn đặc dễ tiêu hóa, chẳng hạn như gel tăng lực, thanh và thậm chí cả đậu thạch thể thao được thiết kế cho người chạy đường dài để đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng khi chạy bộ.

Tổng kết

Bên trên là tổng hợp những lỗi sai mà có thể bạn sẽ mắc phải trong quá trình tập luyện của mình. Mong rằng với những thông tin trên mà Shokz cung cấp có thể giúp bạn chú ý và cải thiện những lỗi sai để mỗi buổi tập luyện của bạn càng trở nên chất lượng hơn. Đồng thời, nếu bạn đang mong muốn sở hữu một chiếc tai nghe không đau tai thì đừng quên ghé thăm Shokz Việt Nam để lựa chọn cho mình một chiếc tai nghe thể thao phù hợp nhé.