6 mẹo đánh bay nỗi lo đạp xe đường dài mà bạn nên biết

Thường xuyên đạp xe đường dài không chỉ mang đến cơ thể săn chắc mà còn giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, các cua rơ thường cảm thấy lo lắng rằng không đủ sức để hoàn thành chuyến đi và bỏ cuộc giữa chừng. Trong bài viết này, hãy cùng tai nghe không nhét tai Shokz đánh bay nỗi lo đạp xe đường dài với 6 mẹo sau đây nhé!

1. Đạp xe đúng tư thế

Tư thế cầm ghi đông

Cầm ghi đông đúng cách giúp bạn cảm thấy thoải mái, cơ thể phối hợp nhịp nhàng chuyển động và giảm bớt trọng lực tác động lên xe khi di chuyển vào địa hình xấu.

Khi cầm ghi đông, nên nắm tay thoải mái, không quá lỏng cũng không quá chặt. Nắm quá lỏng khiến bạn dễ bị trượt tay, còn nắm quá chặt thì tay bạn sẽ bị mỏi. Bả vai mở rộng bằng khoảng cách hai tay cầm ghi đông, thả lỏng cổ tay và giữ cho khuỷu tay cong nhẹ.

Cầm ghi đông đúng cách giúp bạn cảm thấy thoải mái

Cầm ghi đông đúng cách giúp bạn cảm thấy thoải mái

Tư thế ngồi

Để đi xe đạp đúng cách, bạn phải luôn thẳng lưng, không được gù lưng hoặc ngồi cong lưng để tránh bị đau cột sống, đau vùng thắt lưng. Toàn thân thả lỏng, không dồn nhiều lực vào 2 tay. Khi di chuyển qua đoạn đường gập ghềnh, xuống dốc hoặc cần tăng tốc độ, phần thân trên nên chếch về phía trước và nhổm mông để giữ chắc tay lái.

Tư thế đạp xe đúng

Sau đi đã có tư thế cầm ghi đông và tư thế ngồi đúng, bạn sẽ dễ dàng đạp xe đúng kỹ thuật. Khi đạp xe cần phối hợp 4 động tác: Đạp, kéo, nâng, đẩy một cách nhịp nhàng. Khi chân đang ở vị trí cao nhất của bàn đạp, đầu gối cần được giữ thấp hơn hông, đùi và ống chân vuông góc với nhau.

Nên đạp xe bằng lòng bàn chân thay vì mũi chân và đan xen thời gian cho chân nghỉ ngơi trong lúc bánh xe lăn theo quán tính. Luôn giữ cho 2 chân song song với nhau, tránh hướng 2 đầu gối vào nhau hoặc hướng chân ra ngoài.

Tư thế đạp xe đúng chuẩn giúp bạn hoàn thành cuộc đua dễ dàng hơn

Tư thế đạp xe đúng chuẩn giúp bạn hoàn thành cuộc đua dễ dàng hơn

>>> Xem thêm: 9 bí quyết đạp xe leo núi cho người mới bắt đầu

2. Thay đổi yên xe phù hợp

Điều chỉnh yên xe theo chiều cao của cơ thể

Điều chỉnh độ cao của yên xe phù hợp với chiều cao của người lái giúp việc di chuyển dễ dàng, thoải mái hơn. Tình trạng mỏi tay, mỏi chân hay các vấn đề về xương sống cũng được hạn chế.

Bạn có thể thực hiện 2 bước sau để điều chỉnh yên xe phù hợp với mình:

  • Bước 1: Nhờ người khác giữ xe đạp thẳng đứng và cân bằng
  • Bước 2: Đặt 2 chân lên bàn đạp ở vị trí song song nhau và mặt đất. Đạp ngược về phía sau và điều chỉnh yên xe sao cho chân co duỗi thoải mái, không bị gập hoặc căng quá mức

Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế ngồi

Điều chỉnh yên xe có độ nghiêng phù hợp với tư thế ngồi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Yên xe phù hợp với tư thế ngồi sẽ giúp bạn có trải nghiệm đạp xe tốt hơn.

Nguyên tắc chung khi điều chỉnh độ nghiêng của xe là đặt yên xe nằm song song với mặt đất. Tuy nhiên, có nhiều bạn cảm thấy đặt yên xe hơi nghiêng nhẹ về phía trước sẽ thoải mái hơn khi ngồi. Do đó, tốt nhất là bạn nên tự điều chỉnh sự thoải mái bằng cách ngồi trên yên xe và điều chỉnh độ nghiêng sao cho không gây áp lực hay khó chịu cho cơ thể là được.

Yên xe phù hợp với tư thế ngồi sẽ giúp bạn có trải nghiệm đạp xe tốt hơn

Yên xe phù hợp với tư thế ngồi sẽ giúp bạn có trải nghiệm đạp xe tốt hơn

Sau khi điều chỉnh yên xe xong, hãy chạy thử một đoạn để kiểm tra độ thoải mái khi đạp xe.

3. Chuẩn bị trang phục phù hợp

Để hành trình đạp xe diễn ra thật thoải mái, bạn nên trang bị cho mình một bộ trang phục “chuẩn bài”. Một số lưu ý khi chọn trang phục dành cho các bạn như sau:

  • Quần áo: Chọn quần áo có kích thước vừa với cơ thể, có độ co giãn tốt để tạo sự thoải mái khi đạp xe. Nên ưu tiên chọn quần áo được làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh, thoáng khí.
  • Giày thể thao: Giày dành cho đạp xe đường dài nên là loại có độ êm ái, đàn hồi tốt, nhẹ, thoáng khí và có kích thước cỡ vừa chân. Những tiêu chí này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân, tránh được tình trạng đau chân khi đạp xe đường dài. Giày cũng nên được thay đổi sau 3 – 5 tháng để đảm bảo an toàn.
  • Găng tay: Đây là vật dụng nên có trong mỗi chuyến xe đạp đường dài. Găng tay giúp bảo vệ da tay của bạn tránh khỏi tình trạng chai sạn khi cầm lái quá lâu. Và quan trọng hơn là chúng giúp giảm/tránh tình trạng xây xát da khi bị ngã.
  • Kính mắt: Bạn nên sử dụng kính mắt trong mỗi chuyến đi của mình. Nhờ có kính mắt, bạn sẽ tránh được bụi, côn trùng bay vào mắt. Và vào mùa nắng nóng, kính mắt giúp chống tia UV hiệu quả.
  • Mũ bảo hiểm: Nên chọn loại mũ bảo hiểm chuyên dụng cho đạp xe có các đặc điểm như: Nhẹ, thoáng khí, vừa với đầu, có dây gài chắc chắn.

4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Đa số các vận động viên xe đạp đều sử dụng loại nước riêng, có nhiều khoáng chất và chất điện giải tốt cho cơ thể. Nên bổ sung nước có chứa 6-8% lượng glucozo trước, trong và sau khi đạp xe.

Bổ sung nước có chứa 6-8% lượng glucozo trước, trong và sau khi đạp xe

Bổ sung nước có chứa 6-8% lượng glucozo trước, trong và sau khi đạp xe

  • Trước đi đạp xe 30 phút, hãy cung cấp khoảng 500ml nước
  • Trong khi đạp xe, nếu thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, bạn cảm thấy khô cổ thì hãy bổ sung 200 – 300ml nước/15 phút.
  • Sau khi đạp xe, lượng nước cần được bổ sung được căn cứ dựa trên cân nặng và màu nước tiểu của bạn. Màu nước tiểu càng đậm có nghĩa là cơ thể bạn đang cực kì thiếu nước. Nếu cân nặng giảm sau khi đạp xe, bạn cũng cần bù đắp lượng nước vào.

5. Tránh ăn no trước khi lên đường

Đạp xe đường dài yêu cầu cao về thể lực, nếu không cung cấp đủ năng lượng thì bạn không thể hoàn thành chuyến đi. Vì vậy, việc cung cấp năng lượng trước chuyến đi là cần thiết. Tùy vào thời gian và cường độ của chuyến đi mà bạn có thể lên thực đơn bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp.

Trước chuyến đi, bạn không nên ăn quá no. Nếu đạp xe ngay sau khi ăn no có thể gây ra những tác động xấu như: Đầy hơi, buồn nôn, đau thắt bụng, trào ngược,… Hiệu suất luyện tập giảm, cơ thể uể oải,…

Vậy ăn xong bao lâu thì đạp xe là hợp lý? Không có quy định cụ thể về thời gian ăn trước khi đạp xe. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên đợi ít nhất từ 2 đến 3 tiếng sau khi ăn mới đạp xe.

6. Có một người bạn đồng hành

Shokz – Tai nghe thể thao dành cho các cua đơ chuyên nghiệp

Âm nhạc là người bạn đồng hành không thể thiếu với các cua rơ trong các chuyến đi. Nghe nhạc khi đạp xe không chỉ giúp cơ thể được thư giãn mà còn điều chỉnh nhịp thở hiệu quả, đem lại hiệu quả vận động cao. Nghe nhạc, nghe tin tức trong lúc đạp xe cũng xua đi nỗi buồn chán và tăng thêm động lực để hoàn thành chuyến đi.

Một chiếc tai nghe chuyên dành cho dân thể thao nói chung và đạp xe nói riêng sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo tai nghe không nhét tai của nhà Shokz. Dòng tai nghe này có thiết kế mở (open ear), giúp các cua rơ vừa đạp xe, vừa nghe nhạc thoải mái nhưng vẫn cảm nhận được âm thanh, chuyển động của môi trường xung quanh.

>>> Xem thêm: Khám phá bí ẩn đằng sau tai nghe không nhét tai

Tổng kết

Vừa rồi là 6 mẹo nhỏ giúp bạn “chinh chiến” mọi chuyến đạp xe đạp đường dài. Hi vọng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức thú vị và bổ ích cho các bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm tai nghe không nhét tai đồng hành cùng mỗi chuyến đi thì có thể tham khảo tai nghe đến từ nhà Shokz nhé!