Vài năm trở lại đây, trekking đang dần trở thành bộ môn thể thao được giới trẻ yêu thích và theo đuổi. Nếu bạn mới bắt đầu theo đuổi bộ môn này và chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy theo dõi bài viết bên dưới để trang bị thêm kiến thức về bộ môn này cho những hành trình sắp tới nhé!
Trekking là gì?
Trekking được hiểu đơn giản là môn thể thao di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng chính đôi chân của mình. Người tham gia hành trình này sẽ trải qua nhiều địa hình khác nhau như: Đồi núi hiểm trở, rừng rậm hoang sơ, suối,… Đây được xem là bộ môn thể thao kết hợp du lịch, thám hiểm thú vị, được nhiều người yêu thích.
Tất tần tật về trekking cho người mới bắt đầu
Mỗi chuyến trekking là một cuộc thám hiểm, trải nghiệm tại những địa danh khác nhau. Vì vậy, không có giới hạn về độ dài của những cung đường trekking. Tùy vào sở thích, sức khỏe và kỹ năng của mỗi người mà bạn có thể chọn những cung đường trekking phù hợp hoặc thử thách, bức phá giới hạn bản thân bằng cách chinh phục những cung đường “hạn nặng” khác.
Trekking mang đến cho bạn sự tự do, phóng khoáng khó mà tìm thấy khi du lịch bằng xe máy hay ô tô. Khao khát chinh phục thiên nhiên và ý chí quyết tâm sẽ nâng bước bạn tiến về phía trước, để lại mọi âu lo, muộn phiền ở phía sau.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trekking an toàn trong mùa mưa
Phân biệt trekking và những bộ môn thể thao khác
Rất nhiều bạn nhầm lẫn về trekking với bộ môn hiking, phượt hay walking. Chúng là những bộ môn hoàn toàn khác nhau, hãy cùng Shokz Việt Nam tìm ra những điểm khác biệt giữa các bộ môn này nhé!
Trekking và Hiking
Trekking và Hiking đều là hoạt động đi bộ đường dài qua các địa hình như đồi núi, rừng. Nhưng đi sâu vào khái niệm thì chúng là 2 bộ môn khác nhau. Đối với Hiking, phần lớn bạn sẽ đi trên con đường mòn có sẵn, đường trải nhựa dễ đi và không có nhiều thử thách, nguy hiểm. Trong khi đó, khi trekking bạn phải đi trên nhiều địa hình khác nhau: Đồi núi hiểm trở, rừng rậm còn hoang sơ,… không có đường mòn hay đường nhựa thẳng tắp. Rất nhiều thử thách, khó khăn và mức độ mạo hiểm của trekking cũng “đáng gờm” hơn nhiều so với hiking.
Phân biệt trekking và hiking
Sự khác biệt lớn nhất giữa Trekking và Hiking là cường độ di chuyển. Hiking thường thường là hoạt động di chuyển ở mức vừa phải, dễ dàng, không đòi hỏi thể lực cao như Trekking. Các trekker luôn phải trang bị cho mình thể lực vững vàng để có thể vượt qua những địa hình khó khăn, hiểm trở, những con đường chưa bao giờ được khai phá.
Trekking và phượt
Đều là hoạt động khám phá, du lịch trải nghiệm nên đôi lúc Trekking bị hiểu nhầm là tên gọi khác của hoạt động phượt. Nhưng thực tế thì 2 hoạt động này hoàn toàn khác nhau.
Phượt là hình thức du lịch bụi, di chuyển bằng xe máy hoặc có thể là xe đạp. Các phượt thủ thường mang theo hành lý gọn nhẹ trong một chiếc balo và khám phá bất cứ nơi nào mà mình thích. Bạn cũng có thể cắm trại qua đêm tùy theo độ dài của chuyến đi.
Trekking và phượt khác nhau như thế nào?
Trái ngược hoàn toàn với phượt, Trekking là hoạt động thể thao di chuyển bằng chính đôi chân của mình qua địa hình núi rừng hoang dã, hiểm trở. Có thể nói, trekking đòi hỏi sức khỏe và sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn đi phượt rất nhiều. Đi bộ tốn nhiều năng lượng và đòi hỏi ý chí kiên cường hơn so với chạy xe máy. Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cá nhân cần thiết vì không thể mua bổ sung như khi đi phượt.
Trekking và Walking
Walking được hiểu đơn giản là hoạt động đi dạo. Điểm giống nhau duy nhất giữa Walking và Trekking là cả 2 đều là hoạt động di chuyển bằng chân.
Đối với walking, bạn chỉ đi dạo ở gần nơi bạn sống như công viên, đường phố, trong sân vườn,…. trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là vài phút hoặc vài tiếng. Nhưng khi đi trekking, bạn cần ít nhất 1 ngày, hoặc 2 3 ngày để hoàn thành chuyến đi khám phá núi rừng.
Trekking dành cho những ai?
Nghe thoáng qua có vẻ đây là bộ môn thể thao thú vị dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, trekking cực kì “khó nhằn” và đòi hỏi bạn phải có thể lực vững chắc, ý chí quyết tâm cũng như sở thích khám phá núi rừng hoang sơ.
Trekking dành cho những ai?
Tương tự như những bộ môn khác, trekking cũng chia thành những cấp độ từ dễ đến khó như sau:
- Cấp độ 1: Dành cho mọi độ tuổi (từ 8 – 50 tuổi): Cấp độ này thích hợp cho những bạn mới bắt đầu trekking hay những bạn có thể lực trung bình. Hãy thử những cung đường đơn giản, dễ đi để tận hưởng không khí trong lành, ngắm núi rừng thư giãn và không mất quá nhiều sức lực. Chinh phục đỉnh núi có độ cao dưới 1800m sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cấp độ này.
- Cấp độ 2: Dành cho độ tuổi từ 18 – 40: Cấp độ này yêu cầu bạn có thể lực tốt, đã có kinh nghiệm chinh phục những cung đường nhẹ nhàng trước đó. Bạn có thể thử thách bản thân bằng chuyến đi khám phá núi rừng có nhiều đường mòn có sẵn, có dốc thoải, tương đối dễ đi. Đích đến có độ cao từ 1800 – 2500m sẽ là thử thách cho thể lực và sức bền của bạn.
- Cấp độ 3: Dành cho những trekkers chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm (từ 25 – 40 tuổi): Những bạn có sức khỏe tốt, quen với đi bộ đường dài và muốn thử thách, bức phá giới hạn của bản thân. Các trekkers sẽ thám hiểm những nơi có địa hình hiểm trở, vách đá dựng đứng hay rừng rậm hoang sơ. Chinh phục những ngọn núi đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao từ 2500 – 3200m chính là đích đến của cấp độ này.
Lợi ích khi tham gia trekking
Lợi ích khi tham gia trekking
Trekking sẽ mang đến cho bạn những lợi ích như:
- Khám phá thiên nhiên: Nếu yêu thích du lịch trải nghiệm thì trekking chính là chân ái của bạn. Bạn sẽ được thỏa thích nhìn ngắm thiên nhiên, khám phá những ngóc ngách mà chưa ai từng đặt chân tới.
- Rèn luyện khả năng sinh tồn: Di chuyển trong rừng sâu, núi cao hiểm trở đòi hỏi bạn phải tự biết bảo vệ, chăm sóc bản thân, xử lý các tình huống bất ngờ. Chỉ sau vài chuyến đi là bạn có thể học được cách sinh tồn trong điều kiện khó khăn nhất.
- Rèn luyện sức khỏe: Muốn chinh phục thiên nhiên thì bạn phải có thể lực, sức bền cực tốt để có thể đi bộ trong nhiều ngày, băng rừng rậm và leo núi cao.
- Nâng cao ý chí: Ngoài nâng cao sức khỏe thì ý chí “tinh thần thép” của bạn cũng sẽ được nâng cấp. Sau thời gian di chuyển mệt mỏi, ý chí chính là chìa khóa giúp bạn đến đích thành công.
- Giải tỏa căng thẳng: Ngắm nhìn vẻ đẹp của tạo hóa, tận hưởng không khí trong lành giúp bạn quên đi những nỗi buồn, stress và lấy lại tinh thần phấn chấn.
Khi đi trekking cần mang theo những gì?
Cách chọn tai nghe thể thao khi trekking
- Balo: Đây là vật dụng không thể thiếu trong chuyến đi trekking. Một chiếc balo đủ lớn giúp bạn chứa đủ các vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Tốt nhất bạn nên chọn một chiếc balo trợ lực để tránh đau nhức vai và cổ.
- Giày: Đôi giày bạn chọn cần phải phù hợp với địa hình gồ ghề, nhiều đồi núi, chống trơn trượt. Nên chọn giày vừa hoặc rộng hơn một size để chân luôn thoải mái khi di chuyển.
- Cách chọn tai nghe thể thao: Tai nghe chính là người bạn tinh thần không thể thiếu của các trekker. Cách chọn tai nghe thể thao đúng chuẩn cũng là điều các bạn phải lưu tâm. Tai nghe có thiết kế open ear như Shokz là lựa chọn tối ưu cho việc vừa trekking vừa thưởng thức âm nhạc mà không bị mất kết nối với xung quanh.
- Lều/túi ngủ: Đa số các trekker thường cắm trại qua đêm khi chinh phục các cung đường dài. Thời tiết về đêm ở rừng núi khá lạnh và nhiều côn trùng, vì vậy, lều, túi ngủ của bạn nên được làm bằng chất liệu tốt, đủ ấm và gọn nhẹ để dễ sắp xếp và di chuyển.
- Dụng cụ y tế: Băng rừng, vượt núi trong thời gian dài, bạn không thể tránh khỏi việc trầy xước, té ngã. Do đó, chuẩn bị một bộ dụng cụ y tế sơ cứu cơ bản như: Bông y tế, băng gạc, thuốc sát trùng, băng dính cá nhân,… là điều cần thiết.
- Thức ăn: khi đi trekking, bạn nên mang theo các loại đồ khô, đồ hộp dễ bảo quản như: Lương khô, bánh mì, xúc xích, mì gói,… hoặc các loại bánh kẹo ngọt để nạp năng lượng trong suốt chuyến đi.
>>> Xem thêm: Những vật dụng cần thiết khi trekking
Khi đi trekking cần mang theo những gì?
Tổng kết
Vừa rồi là tất tần tật về trekking dành cho những trekker mới. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thêm động lực và chuẩn bị kĩ càng cho những chuyến đi đầu tiên. Và đừng quên sắm cho mình một chiếc tai nghe Shokz cho chuyến đi thêm thú vị nhé! Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn tai nghe thể thao khi trekking tại đây