Chạy cự ly ngắn hay chạy nhanh, đây được coi là một bộ môn phổ biến trong các cuộc thi thể thao. Tuy nhiên để chạy được cự ly ngắn 100m trong một khoảng thời gian ít không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết này, tai nghe chống nước sẽ chỉ cho bạn bí kíp để có thể đạt được mục tiêu khi chạy cự ly ngắn 100m. Các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết này nhé.
Khởi động trước khi bắt đầu chạy cự ly ngắn
Trong luyện tập thể thao, khởi động là một điều mà bạn không thể bỏ qua. Bởi đây là quá trình giúp các cơ co thắt nhanh hơn và giúp hạn chế những chấn thương trong quá trình chạy 100m.
Do đó, trước khi bắt đầu cho cuộc chạy, bạn nên khởi động bằng các chạy quanh đường đua trong 5 phút. Ngoài ra, bạn nên khởi động bằng các động tác kéo dãn để giúp làm ấm các cơ và giúp cơ của bạn có thể thích ứng được tốt trước khi bắt đầu vào cuộc đua.
Tuy nhiên, chỉ riêng khởi động thì không đủ và bạn phải đảm bảo đúng kỹ thuật tập luyện, từ đó các động tác trong khi chạy của bạn sẽ có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Bật mí những bí quyết giúp bạn chạy cự ly ngắn giỏi hơn
Nắm chắc kỹ thuật chạy nhanh trong 100m
Chạy bộ không chỉ cần sức khỏe mà cần sự tính toán lên chiến thuật chạy thật tốt để có thể vừa tiết kiệm sức lực nhưng vẫn có thể giúp bạn hoàn thành được mục tiêu. Do đó, để thành công thì bước chuẩn bị không thể nào bỏ qua. Dưới đây là một số bước khi chuẩn bị mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chống hai tay xuống ngay trước vạch xuất phát. Hai tay của bạn cần mở rộng bằng vai, đồng thời mở rộng bàn tay để các ngón tay cách nhau và tạo thành một hình vòm hoặc cầu. Động tác này sẽ giúp cơ thể bạn ổn định hơn và dễ dàng bật lên hơn khi có hiệu lệnh xuất phát.
Bước 2: Tiếp theo bạn cần đặt chân thuận lên phía trước ngang với tay, còn chân không thuận thì đặt ở phía sau. Có một điểm lưu ý là hai mũi chân cần chạm mặt đường chạy, bởi nếu không chạm thì sẽ bị tính là phạm quy.
Bước 3: Tiếp theo bạn cần hạ đầu đầu gối chân sau xuống để vuông góc với mặt đường. Đặc biệt, bạn cần chú ý để lưng và đầu thẳng, không khom, không cúi. Đặc biệt mắt của bạn cần nhìn về phía trước và cách vạch xuất phát khoảng 40 -50cm. Bạn cần tập trung trọng tâm của cơ thể lên hai bàn chân trước và đầu gối chân phía sau.
>>> Xem thêm: 8 mẹo giúp bạn nâng cao sức bền khi chạy bộ
Chú ý xuất phát đúng cách
Xuất phát là một trong những điều quan trọng trong chạy cự ly ngắn
Sau khi hoàn thành các động tác chuẩn bị thì việc tiếp theo đó chính là xuất phát. Ngay khi hiệu lệnh sẵn sàng vang lên thì bạn cần rướn hai vai về phía trước vạch xuất phát khoảng 5 – 10cm. Và giữ nguyên tư thế này khi nghe thấy hiệu lệnh tiếp theo của trọng tài.
Sau đó, ngay khi có hiệu lệnh chạy thì bạn đạp mạnh hai chân, đẩy mạnh hai tay ra khoảng đường đua và vung mạnh hai tay ngược bên với chân. Động tác này rất quan trọng trong việc vừa giúp cơ thể giữ được căn bằng và vừa hỗ trợ lực đạp sau của hai chân.
Tăng tốc với chạy lao
Khi bắt đầu chạy bạn cần chạy lao và tăng dần tốc độ chạy của mình. Lúc này để chạy nhanh hơn thì người bạn sẽ ngả về phía trước và giảm lực đánh tay của mình. Tốc độ chạy của bạn sẽ phụ thuộc vào độ dài bước chạy và khi chạy thì các bước sau cần phải rõ ràng và đúng kỹ thuật.
Chạy giữa quãng
Chạy giữa quãng sẽ giúp bạn duy trì được tốc độ cao
Sau khi thực hiện chạy lao thì tiếp theo bạn cần áp dụng kỹ thuật chạy giữa quãng. Với cách chạy này sẽ giúp bạn duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao. Tuy nhiên, có một số điểm mà bạn cần chú ý như sau:
- Chân trước chuyển từ trạng thái thẳng đứng rồi trở thành đạp sau. Đồng thời đưa chân lên về trước. Tiếp đến là bạn cần nâng đùi chân lên gần song song với mặt đất.
- Động tác đạp sau là động tác có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ chạy giữa quãng bởi động tác này cần phải thực hiện nhanh, mạnh và đúng hướng. Chân lên phải đưa ra nhanh để hỗ trợ cho động tác đạp sau.
- Động tác tay cần đánh so le và phù hợp với nhịp điệu của hai chân. Hai tay nắm hờ hoặc có thể duỗi các ngón tay, còn khi chạy thì hai tay gập ở khuỷu.
Về đích
Trong quá trình chạy về đích, khi bạn chỉ còn cách đích 15-20m thì bạn phải tập trung trong việc duy trì tốc độ và hướng người về phía trước để tăng hiệu quả đạp sau. Sau đó tăng tốc độ để giúp cho bạn thân nhanh về đích.
Vận động viên chỉ được coi về đích khi có một bộ phận của thân trên (trừ đầu và tay) chạm mặt phẳng thẳng đứng chứa vạch đích. Vậy nên, ở đoạn đua này bạn cần gập thân trên về trước hoặc xoay thân để vai chạm vào đích.
Đặc biệt, trong kỹ thuật chạy 100m, bạn không nên nhảy về đích khi còn cách vạch đích không xa bởi điều này sẽ khiến bạn chạy chậm hơn. Và khi chạm đích thì bạn nên chạy thêm vài bước trước khi dừng, tuyệt đối không nên dừng lại đột ngột vì sẽ khiến bạn bị ngã.
Nâng cao sự tập trung khi chạy cự ly ngắn với tai nghe chống nước
Sử dụng tai nghe chống nước giúp bạn tăng sự tập trung
Để đạt được một kết quả tốt nhất khi chạy cự ly ngắn thì sự tập trung trong quá trình chạy là một điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu ta không tập trung thì rất dễ bỏ quên độ chính xác của những động tác kỹ thuật như cách thở, cách đánh tay, tư thế chạy,…
Tuy nhiên, không phải tai nghe nào cũng được sử dụng trong việc chạy bền hay trong các môn thể thao khác. Vậy nên bạn cần chú ý tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định mua tai nghe để dùng cho quá trình tập luyện.
Xem thêm >>> Tất tần tật những điều bạn cần biết về tai nghe chống nước
Hiện nay, tai nghe chống nước thể thao Shokz là một trong những thương hiệu nổi tiếng và là tai nghe thể thao duy nhất được sử dụng trong thi đấu điền kinh. Với công nghệ truyền âm thanh qua xương cùng khả năng chống nước tuyệt vời, sẽ giúp cho bạn có những trải nghiệm thoải mái nhất khi không lo sợ rơi, đau tay, dính,… Đồng thời với thiết kế mở sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho bạn khi vừa có thể nghe được những âm thanh cảnh báo bên ngoài, vừa có thể nghe được những bài nhạc mà bạn yêu thích.
Tổng kết
Để đạt được mục tiêu không chỉ cần có sự kiên trì, bền bỉ, mà kỹ thuật cũng là một điều không thể thiếu. Mong rằng với những kỹ thuật chạy cự ly ngắn bên trên mà Shokz chia sẻ có thể giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm một người bạn đồng hành thì đừng quên ghé thăm Shokz Việt Nam để sở hữu ngay một em tai nghe chống nước bạn nhé.