Chúng ta thường có thói quen nghe nhạc trong khi chạy bộ hoặc lúc làm việc để thư giãn hoặc nâng cao tinh thần. Tuy nhiên, việc sử dụng tai nghe trong một thời gian dài mang đến nhiều tác hại mà chúng ta thường bỏ qua hoặc chủ quan không để ý làm cho ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến thính giác và sức khỏe. Vậy, liệu nguyên nhân đau tai khi đeo tai nghe bắt nguồn từ đâu và cách khắc phục hiện tượng này thế nào, cùng Shokz tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân đau tai khi đeo tai nghe
Âm lượng quá to: Thông thường, mức âm lượng tai nghe khuyên được sử dụng là 2/3 âm lượng tối đa để đảm bảo an toàn cho tai trong khi sử dụng. Nếu vượt quá mức này âm thanh lớn tác động trực tiếp đến làm màng nhĩ bị rung động quá mức, khiến các tế bào lông trong tai trong bị tổn thương, suy giảm khả năng thính giác, gây đau tai.
Mức âm lượng khuyên dùng cho tai nghe là ⅔ âm lượng tối đa
Sử dụng tai nghe nhét tai trong thời gian dài: Tương tự khi sử dụng tai nghe ở mức âm lượng lớn, thời gian sử dụng tai nghe quá lâu cũng gây đau, ù bí tai ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khiến chóng mặt, buồn nôn.
Chất lượng tai nghe kém: Miếng đệm tai kém chất lượng có thể bị rách hoặc mòn theo thời gian làm cho tai nghe ít vừa vặn và gây đau tai. Bên cạnh đó, tai nghe không vừa tai có thể gây áp lực lên tai, dẫn đến đau tai và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
Tai nghe lâu không vệ sinh có thể gây khó chịu khi đeo
Vệ sinh tai nghe không sạch sẽ: Tai nghe lâu không vệ sinh tích tụ chất bẩn và vi khuẩn gây kích ứng da dẫn đến đau tai, viêm tai và khiến khó chịu khi đeo.
Khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài khi gặp các tình trạng trên, bạn có thể mắc phải một số bệnh về tai về sau như:
– Viêm tai ngoài
– Hỏng màng nhĩ
– Suy giảm hoặc mất thính lực
– Đau nhức bên trong tai
2. Cách khắc phục đau tai khi đeo tai nghe
Giảm âm lượng tai nghe: Chỉ sử dụng tai nghe ở mức tối đa là ⅔ để không gây ảnh hưởng xấu cho tai, nghe nhạc ở mức âm lượng vừa đủ để đảm bảo bạn có thể nghe rõ mà không cần phải tăng âm lượng lên quá cao.
Hạn chế sử dụng tai nghe trong thời gian dài
Hạn chế sử dụng tai nghe trong thời gian dài: Nghỉ giải lao 15 phút sau mỗi 2 giờ sử dụng tai nghe. Trong thời gian nghỉ không sử dụng, hãy tháo tai nghe ra và để tai của bạn được nghỉ ngơi và thông thoáng.
Tai nghe nên được vệ sinh thường xuyên tránh gây đau tai
Vệ sinh tai nghe: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho tai nghe để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn hiệu quả, vệ sinh tai nghe của bạn ít nhất một lần một tuần để đảm bảo tai nghe sạch sẽ trong khi sử dụng.
Sử dụng tai nghe không nhét tai Shokz tránh gây áp lực lên tai
Sử dụng tai nghe không nhét tai Shokz để tránh gây áp lực, giảm ù bí lên tai. Tai nghe không nhét tai OpenFit của Shokz sở hữu thiết kế không nhét tai với công nghệ dẫn truyền khí mang đến chất lượng âm thanh đỉnh cao nhưng vẫn đảm bảo thoải mái, không gây đau tai dù cho sử dụng trong thời gian dài.
– Đi khám bác sĩ nếu đau tai nghiêm trọng: Nếu tai nghe bị đau liên tục, âm ỉ trong trong thời gian dài, kèm theo sốt, ù tai, chảy mủ, hoặc mất thính lực bạn nên đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để điều trị tránh các tác hại về sau.
Hy vọng sau bài viết bạn có thể có thêm kinh nghiệm về các vấn đề khi đeo tai nghe để có hướng xử lý phù hợp không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe của bạn nhé! Shokz sở hữu các dòng tai nghe không nhét tai, tiêu biểu là OpenFit, mang đến trải nghiệm âm thanh chân thực nhưng vẫn không gây khó chịu khi thưởng thức dù trong thời gian dài.