Cách ngăn ngừa nguy cơ chấn thương trong bơi lội mà bạn cần biết

Bơi lội là một hoạt động vô cùng có ích cho sức khỏe của bạn khi giúp cho tất cả các nhóm cơ trên cơ thể bạn đều có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện quá sức hoặc bơi không đúng kỹ thuật thì có thể dễ dàng gặp những chấn thương và nguy hiểm tới tính mạng khi đang ở môi trường dưới nước. Trong bài viết này, tai nghe bơi lội Shokz sẽ hướng dẫn bạn những cách ngăn ngừa nguy cơ chấn thương mà bạn cần biết.

Cách phòng tránh chấn thương trong bơi lội

Cách phòng tránh chấn thương trong bơi lội

Các chấn thương thường gặp trong bơi lội

Chấn thương vai

Vai là một bộ phận dễ gặp chấn thương nhất vì để di chuyển ở dưới nước thì lực đẩy nước của vai là một trong những yếu tố quan trọng. Và nguyên nhân khiến vai dễ gặp chấn thương là các động tác bơi đòi hỏi vai phải thường xuyên chuyển động theo một chiều quá nhiều và quá lâu. Về lâu dài, các gân cơ xương sẽ phát triển mạnh và trở nên cứng hơn. Tuy nhiên ở chiều ngược lại thì không được thường xuyên vận động nên sẽ tạo ra sự chênh lệch, từ đó nguy cơ chấn thương cũng sẽ tăng cao hơn.

Chấn thương xương sống khi bơi

Bơi là một trong những hoạt động thể thao rất tốt giúp làm thẳng, thư giãn cho xương sống khi bơi lội. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp bơi đúng kỹ thuật và nếu bơi không đúng thì bạn sẽ cảm thấy đau lưng sau mỗi lần bơi.

Nguyên nhân là nhiều người khi tập luyện thường thực hiện động tác bơi lội với ngực nâng cao hơn mức cho phép. Điều này làm cho các cơ lưng thấp hoạt động quá mức và chịu nhiều áp lực ở xương sống.

Bên cạnh đó, việc thở không đúng kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng. Bởi khi bơi, việc ngẩng cao đầu quá cao để thở, có thể làm tăng áp lực cho sống lực và làm cho cột sống bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, các động tác như xoay người, lật người cũng có thể gây uốn cong cột sống. Và nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể gây ra những chấn thương nguy hiểm trong quá trình tập luyện.

Chấn thương ở hông

Chấn thương ở hông cũng là một trong những chấn thương thường gặp trong bơi lội. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương này là do động tác đạp chân để đẩy nước sai cách. Bởi khi đá chân quá rộng, còn kèm theo chấn thương đầu gối và khớp háng. Vì vậy, bạn cần phải chú ý tập động tác chân đúng kỹ thuật và thường xuyên thay đổi kiểu bơi khác nhau để tránh rủi ro gặp chấn thương vùng hông.

Chấn thương đầu gối

Chấn thương ở đầu gối thường dễ gặp lại nhất khi bơi ếch. Bởi khi bơi, bạn sẽ cần đạp chân để quạt nước và tác động một lực khá lớn lên các vùng cơ xung quanh đầu gối hoặc uốn cong đầu gối quá mức khiến chân bị đau nhức. Vậy nên, khi bơi bạn cần tập luyện thật kỹ để đảm bởi kỹ thuật đạp chân của mình đúng, để hạn chế những chấn thương do sai kỹ thuật.

Chấn thương khi bơi có thể ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tập luyện

Chấn thương khi bơi có thể ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tập luyện

Cách xử lý chấn thương trong khi bơi

Với mỗi chấn thương khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Do đó, bạn cần xác định được chấn thương mình gặp thuộc loại nào để biết cách xử lý:

Trường hợp bị đau dữ dội sau khi tập

Sau khi bơi nếu gặp phải những cơn đau âm ỉ kéo dài trên 2 ngày thì lúc này bạn không nên tự điều trị ở nhà mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán. Và tránh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi không điều trị đúng cách.

Trường hợp bị đau ngay sau khi tập

Nếu bạn cảm thấy đau cơ sau khi tập thì nên dùng đá lạnh lăn vào vùng bị đau 10 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày để giảm đau, đồng thời bạn nên kết hợp xen kẽ các bài tập bơi khác nhau để tránh áp lực lên quá nhiều bộ phận.

Trường hợp bị chấn thương vùng cổ

Thông thường chấn thương vùng cổ thường do việc bơi sai kỹ thuật khi nâng đầu quá cao khỏi mặt nước. Do đó, bạn cần ưu tiên những bài tập bổ trợ cho cổ, vai để nới lỏng cơ bắp. Đồng thời tập luyện thở đúng để tránh kỹ thuật thở sai trở thành một thói quen khi bơi.

Trường hợp đau và sưng tấy vùng lưng dưới

Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế việc luyện tập và xoay bóp để làm nóng khu vực bị đau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và giúp thư giãn vùng cơ lưng để cải thiện tình trạng đau nhức.

Phòng tránh chấn thương khi bơi là một điều vô cùng quan trọng

Phòng tránh chấn thương khi bơi là một điều vô cùng quan trọng

Cách phòng tránh chấn thương khi đi bơi

Thay vì để khi gặp chấn thương rồi ta mới biết phòng tránh thì chúng ta có thể chủ động trong việc phòng tránh những khả năng có thể gây chấn thương khi bơi lội như:

  • Khởi động kỹ trước khi bơi:

Việc khởi động các khớp như cổ tay, cổ chân, khớp vai, khuỷu tay, gối, cổ sẽ giúp làm nóng để cơ thể thích ứng với sự vận động trong khi bơi. Đồng thời bạn cũng nên kết hợp các bài tập chạy bộ tại chỗ và kết hợp với những động tác mô phỏng bơi ở trên cạn.

  • Sau khi xuống hồ bơi:

Sau khi mới xuống nước, bạn nên tránh thực hiện ngay các động tác bơi phối hợp mà nên tập luyện theo thứ tự từ những bài tập thở, động tác chân, động tác tay. Khi cơ thể đã dần thích ứng thì bạn mới nên bắt đầu bơi phối hợp.

Đồng thời, thay vì chỉ tập đi tập lại một động tác thì bạn nên xen kẽ các kiểu bơi khác nhau để giảm áp lực lặp lại cho các mô xương khớp. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy cơ bắp mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.

Xem thêm >>> Hết ù tai sau khi bơi nhanh chóng với những cách sau

Sử dụng tai nghe bơi lội khi đi bơi

Trong khi bơi, ngoài những chấn thương do bơi sai kỹ thuật thì việc đau tai khi bơi cũng là một trong những rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu sử dụng thiết bị nghe nhạc không phù hợp.

Vì khi đi bơi, với lực đẩy của nước, hoạt động của cơ thể sẽ khiến cho tai chúng ta bị đau khi sử dụng những dòng tai nghe nhét tai trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, trong quá trình bơi, tai nghe cũng dễ dàng rơi ra do sóng nước đập và khiến cho quá trình tập luyện bị gián đoạn.

Vậy nên, việc lựa chọn tai nghe bơi lội phù hợp vô cùng quan trọng để giúp bạn có thể phòng tránh đau tai, làm giảm trải nghiệm khi bơi. Vậy khi đi bơi thì ta nên sử dụng dòng tai nghe nào?

Xem thêm >>> 8 cách giúp bạn bơi nhanh hơn mà không bị mất sức

Sử dụng tai nghe bơi lội với thiết kế mở giúp hạn chế đau tai khi bơi

Sử dụng tai nghe bơi lội với thiết kế mở giúp hạn chế đau tai khi bơi

Một trong những dòng tai nghe mà bạn có thể tham khảo sử dụng là dòng tai nghe bơi lội truyền âm thanh qua xương. Với công nghệ này, bạn không cần nhét tai nghe vào tai mà vẫn có thể cảm nhận được âm hưởng một cách sắc nét và rõ ràng, hạn chế mọi rủi ro gây đau tai trong khi sử dụng.

Bên cạnh đó, tai nghe được thiết kế với kiểu dáng ôm sát vào đầu nên dù áp lực nước có lớn hay bạn thực hiện những động tác mạnh cũng khó khiến cho tai nghe bị rơi ra.

Xem thêm >>> 6 tiêu chí bạn cần biết khi lựa chọn tai nghe bơi lội.

Tổng kết

Bên trên là tổng hợp những chấn thương, cách xử lý và cách phòng tránh trong quá trình tập luyện bơi lội. Mong rằng những thông tin trên mà Shokz mang lại có thể giúp ích cho bạn. Đồng thời, nếu bạn đang muốn tìm kiếm một dòng tai nghe bơi lội xịn sò thì đừng quên ghé thăm Shokz để được trải nghiệm bạn nhé!