Âm nhạc là một trong những cách giúp quá trình luyện tập thể thao của bạn thêm phần thú vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn cho mình những playlist âm nhạc thích hợp để nghe qua các thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ, đạp xe hay đi trekking một cách tuyệt vời và hiệu quả nhất. Vì vậy, dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách lựa chọn âm nhạc khi chơi thể thao.
Âm nhạc ảnh hưởng đến động lực luyện tập thể thao như thế nào?
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, âm nhạc có tác động rất lớn đối với việc luyện tập thể thao của cộng đồng yêu thể thao. Đặc biệt, chúng ta sẽ có thêm động lực thông qua các yếu tố sau:
Cơ thể sẽ tự động phản hồi với nhịp điệu
Khi tập luyện thể thao, nhịp độ vận động và nhịp tim có sự tương đồng nhau. Từ đó, người chơi thể thao có thể vừa nghe nhạc, vừa vô thức kiểm soát nhịp tim một cách hiệu quả.
Cơ thể chúng ta sẽ có phản hồi khi nghe thấy nhịp điệu
Bớt nhàm chán nhờ nhạc tính
Tất cả các yếu tố bao gồm giai điệu, âm sắc, sự hòa âm và phong cách nhạc chính là nhạc tính. Nhờ các yếu tố nhạc tính này, mỗi bản nhạc sẽ toát ra một cá tính phù hợp với hoạt động thể chất và mục tiêu vận động của bạn. Qua đó, các nhạc tính sẽ thể hiện mức độ năng lượng khác nhau phù hợp với từng bộ môn thể thao giúp quá trình luyện tập bớt nhàm chán.
Quá trình luyện tập sẽ bớt nhàm chán hơn khi có nhạc tính
Âm nhạc truyền tải văn hóa và phát triển trí tưởng tượng trong lúc luyện tập
Hai yếu tố trên ảnh hưởng đến quá trình vận động thể chất của bạn. Với yếu tố văn hóa, âm nhạc truyền tải một xu hướng hoặc một trào lưu trong xã hội. Nhờ đó đó bạn có thể vừa nghe nhạc vừa liên tưởng đến các hình ảnh, ký ức mà bản nhạc truyền tải.
Từ đó, bạn có thể dễ dàng tiếp thêm cảm hứng vận động nhờ nghe các bản nhạc thể thao, nhạc phim về thể thao, nhạc cổ vũ,… bất kỳ loại nhạc nào khiến bạn liên tưởng đến hoạt động thể chất.
Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng trong lúc luyện tập
Cách chọn âm nhạc khi chơi thể thao
Đối với từng bộ môn thể thao sẽ có các loại âm nhạc phù hợp tương ứng. Các tốt nhất chính là lựa chọn âm nhạc với cường độ BPM (Beats per minute – số nhịp trên phút) phù hợp.
Sau đây là cường độ âm nhạc phù hợp với từng môn thể thao:
- Yoga, pilates và một số môn thể thao có cường độ luyện tập nhẹ nhàng: 60 – 90 BPM
- Power yoga: 100 – 140 BPM
- CrossFit, Đạp xe đạp, HIIT: 140 – 180+ BPM
- Zumba và nhảy: 130 – 170 BPM
- Cardio: 120 – 140 BPM
- Môn Cử tạ: 130 – 150 BPM
- Khởi động trước khi tập: 100 – 140 BPM
- Xả cơ sau khi tập: 60 – 90 BPM
Bạn cần lựa chọn âm nhạc khi chơi thể thao phù hợp
Sau khi đã nắm bắt được nhịp tim của mình lúc tập luyện, bạn có thể tạo một danh sách các bản nhạc tiết tấu phù hợp. Hiện nay có rất nhiều cách để xác định BPM của một bài hát. Nhiều bản nhạc thể thao còn xác định sẵn chỉ số BPM và số môn thể thao phù hợp dành cho bạn. Còn nếu bạn muốn biết được chỉ số BPM, hãy tải các ứng dụng để kiểm tra nhé.
Làm thế nào để vừa nghe nhạc, vừa chơi thể thao an toàn?
Nếu bạn lựa chọn tập GYM, Yoga, Pilates, Zumba, Nhảy,…, việc cần làm chính là bật một bản nhạc với tiết tấu phù hợp. Tuy nhiên riêng về các môn thể thao ngày trời như đạp xe đạp, chạy bộ, trekking,… việc nghe nhạc sẽ khó khăn hơn vì bạn phải chú ý xung quanh. Việc đeo tai nghe in-ear thông thường có thể làm bạn xao nhãng, không nhận ra nguy hiểm và xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
Đeo thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ có thiết kế thông thoáng không bịt kín ống tai
Vì vậy để luyện tập thể thao ngoài trời chuyên nghiệp hãy sắm ngay cho mình chiếc tai nghe thể thao phù hợp. Trong đó, tai nghe công nghệ truyền âm thanh qua xương là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. Bằng cách truyền âm thanh qua xương, loại tai nghe này có thiết kế để hở hai ống tai, không gây bí bách đồng thời cũng bỏ qua việc tác động lên màng nhĩ khi truyền âm.
Do đó, người đeo có thể vừa nghe nhạc vừa đảm bảo được an toàn nhờ nghe được những âm thanh xung quanh môi trường đồng thời cũng tránh được tác động xấu lên màng nhĩ của mình.
Shokz OpenRun Pro: Thiết bị nghe nhạc phù hợp cho hoạt động thể thao ngoài trời
Với công nghệ hiện đại, thiết bị tai nghe truyền âm thanh qua xương Shokz OpenRun Pro chính là giải pháp hoàn hảo cho các vận động viên luyện tập thể thao ngoài trời. Với chiếc tai nghe này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi thiết kế ống tai mở, chỉ cần đặt lên phần xương thái dương, người nghe đã có thể cảm nhận âm nhạc và âm thanh môi trường.
Thông qua cơ chế truyền âm thanh qua xương hiệu quả, truyền trực tiếp qua vùng xương gò má mà không cần đi qua màng nhĩ hay vùng tai giữa. Từ đó giúp runner nghe được các âm thanh bên ngoài môi trường như tiếng còi xe, tiếng động cảnh báo nguy hiểm.
Không dừng lại ở đó, chiếc tai nghe Shokz OpenRun Pro này còn được trang bị công nghệ kháng nước hiệu quả nhờ đó khiến người dùng dễ vệ sinh hơn. Mồ hôi, bụi bẩn từ các buổi tập sẽ không bị bám vào như các dòng tai nghe không chuyên dụng nữa.
Tai nghe Shokz OpenRun Pro chuyên dụng để tập luyện thể thao ngoài trời
Nhờ những đặc tính chuyên dụng , phụ kiện nghe nhạc Shokz OpenRun Pro đã được rất nhiều người chơi thể thao trên thế giới sử dụng và được Hội Đồng Điền Kinh Anh cho phép sử dụng trong tất cả các cuộc đua tại nước Anh. Giờ đây, tai nghe OpenRun Pro của Shokz được biết đến với tính năng đảm bảo an toàn, thoải mái, dễ vệ sinh cực kỳ phù hợp với các vận động viên thể thao ngoài trời.
Sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun Pro để luyện tập thể thao
Âm nhạc là một trong những điều kỳ diệu mang đến cảm hứng trong công việc, cuộc sống và cả các hoạt động thể thao. Vì vậy, nghe nhạc một cách tích cực, hiệu quả và an toàn là điều mà người đam mê thể thao nào cũng nên thực hiện. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn âm nhạc khi chơi thể thao sao cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn cũng có thêm gợi ý về các thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ, đạp xe, trekking,… tối ưu nhất.