Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tai khi đeo tai nghe và cách khắc phục

Đau tai khi đeo tai nghe có vẻ đã trở thành nổi ám ảnh đối với những người sử dụng tai nghe thường xuyên. Bạn cảm thấy có hứng thú hơn với các hoạt động học tập, giải trí, tập luyện thể thao,… nhờ kết hợp chúng với âm nhạc nhưng đau tai là vấn đề mà bạn đang loay hoay tìm cách khắc phục. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tai này nhé.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tai khi dùng tai nghe

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tai khi dùng tai nghe

Cách tiếp nhận âm thanh của tai

Thông thường tai người sẽ tiếp nhận sóng âm từ không khí truyền vào qua vành tai sau đó đi qua ống tai để đến màng nhĩ. Màng nhĩ có chức năng phân tích các âm thanh này thành các rung động rồi truyền đến ốc tai và não bộ. Sau khi quá trình này kể thúc bạn sẽ cảm nhận được âm thanh đang phát ra.

Cũng giống như cách tiếp nhận âm từ không khí nhưng âm được truyền vào từ tai nghe sẽ không đi qua vành tai mà được truyền thẳng đến màng nhĩ và ốc tai. Bỏ qua giai đoạn này các âm thanh quá lớn không được vành tai giữ lại sẽ truyền thẳng đến và gây tổn thương cho màng nhĩ.

Cách truyền âm thanh của tai nghe Bone - conduction

Cách truyền âm thanh của tai nghe Bone – conduction

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau tai khi đeo tai nghe

Loại tai nghe sử dụng không phù hợp và không chính hãng

Sử dụng tai nghe không phù hợp, kích thước tai nghe không vừa vặn với tai cũng là một nguyên nhân khiên bạn bị đau tai trong quá trình đeo tai nghe. Tai nghe có ống nghe lớn hơn hoặc nhỏ hơn ống tai khiến bạn phải cố gắng nhấn tai nghe vào tai để chúng vừa vặn với nhau là lý do gây ra các tổn thương bên ngoài tai.

Thêm vào đó, sử dụng các loại tai nghe “trôi nổi” không rõ nguồn gốc xuất xứ, phần vỏ được cấu tạo bởi các chất liệu thô, cứng cũng là điều khiến bạn gặp phải hiện tượng đau tai.

Đeo tai nghe liên tục hàng giờ đồng hồ, âm lượng tai nghe quá lớn

Đây là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây nên tình trạng đau nhức tai khi dùng tai nghe. Khi đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ bạn sẽ gặp phải các tình trạng như chói tai, ù tai, đau đầu, tổn thương màng nhĩ và có thể dẫn đến giảm thích lực. Âm lượng tai nghe quá lớn tác động trực tiếp đến tai sẽ là điều kiện khiến màng nhĩ của bản có thể bị thủng, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày sau này.

Đeo tai nghe nhiều giờ với âm lượng lớn gây ảnh hưởng tiêu cực cho tai

Đeo tai nghe nhiều giờ với âm lượng lớn gây ảnh hưởng tiêu cực cho tai

>>> Xem thêm: 3 nguyên nhân gây đau tai khi sử dụng tai nghe bạn nên biết

Các khắc phục tình trạng đau tai khi đeo tai nghe

Đau tai khi đeo tai nghe không thể trở thành “hòn đá” cản trở nhu cầu sử dụng tai nghe của bạn. Vì thế dưới đây là một số cách khắc phục, giúp bạn thoải mái và tiện lợi hơn trong việc đeo tai nghe.

Sử dụng tai nghe chính hãng, có thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng

Các loại tai nghe chính hãng hiện nay được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau mà bạn có thể tham khảo để sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình, tránh bị đau tai như như In-ear, On-ear, Over-ear và Open-ear.

  • In-ear là loại tai nghe nhét vào trong tai, có ống nghe nhỏ
  • On-ear và Over-ear là dạng có phần vai đeo bọc ngang qua đỉnh đầu. Nhưng Over-ear có thiết kế tai đeo dạng chụp kín tai, còn On-ear được thiết kế tai đeo nhỏ gọn hơn vừa ôm hết vành tai.
  • Open-ear: tai nghe dạng mở, thiết kế này khá mới và nhỏ gọn hơn so với tai nghe In-ear, phần ống nghe không nhét vào trong tai, giảm được tình trạng tổn thương vành tai cũng như tránh tác động trực tiếp của âm thanh vào màng nhĩ.

Tai nghe dạng mở là đề xuất cho những ai thường bị đau tai khi đeo tai nghe

Tai nghe dạng mở là đề xuất cho những ai thường bị đau tai khi đeo tai nghe

Vệ sinh tai nghe thường xuyên, sử dụng trong thời gian giới hạn, âm lượng nghe vừa phải

Âm thanh khi tiếp xúc liên tục và trực tiếp với màng nhĩ trong thời gian dài có thể gây ra cho bạn nhiều cảm giác khó chịu. Sử dụng tai nghe có chừng mực cũng giúp bạn giảm thiểu đi cảm giác chói, ù tai hay thậm chí là đau đầu. Bên cạnh đó, âm lượng mà bạn được khuyên dùng khi sử dụng tai nghe nằm trong khoảng từ 70% trở xuống, lượng âm thanh này vừa đủ để bạn cảm nhận thế giới âm nhạc tuyệt vời, vừa giúp bạn bảo vệ được sự an toàn của đôi tai.

Ngoài ra, sau khi sử dụng xong tai nghe bên nên vệ sinh chúng thật kĩ lưỡng. Điều này không những giúp chất lượng âm thanh truyền ra được giữ nguyên vẹn như lúc mới mua mà còn làm tăng tuổi thọ của tai nghe.

Dùng tai nghe thiết kế mở, truyền âm qua xương của Shokz

Như thông tin đã đề cập bên trên, tai nghe dạng mở (Open-ear) là loại tai nghe có thể chống lại những cơn đau tai vô cùng hiệu quả. Vì thế sử dụng tai nghe truyền âm qua xương của Shokz – Thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất tai nghe thể thao dẫn truyền âm thanh qua xương, là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Tai nghe truyền âm qua xương, thiết kế mở của Shokz giúp bạn có cảm giác thoải mái khi sử dụng

Tai nghe truyền âm qua xương, thiết kế mở của Shokz giúp bạn có cảm giác thoải mái khi sử dụng

Với ứng dụng công nghệ truyền âm qua xương, âm sẽ không được tiếp nhận bởi màng nhĩ mà thay vào đó là xương thái dương. Sự thay đổi này giúp màng nhĩ được nghỉ ngơi và tránh được các ảnh hưởng xấu của âm thanh đến tai.

Thiết kế mở của tai nghe giúp tai bạn luôn được thông thoáng không bị bí, ù tai do thời gian sử dụng liên tiếp quá dài. Trọng lượng tai nghe dao động từ 26-29g và có quai đeo titanium ôm sát vành tai, giúp bạn thoải mái, linh động và tự hơn trong các hoạt động của mình.

Tai nghe Shokz có thiết kế mở tiện lợi

Tai nghe Shokz có thiết kế mở tiện lợi

Ngoài ra sự cải tiến của các công nghệ truyền âm qua xương theo thế hệ từ 7 – 9 cũng mang lại cho bạn thế giới âm nhạc đặc sắc và chất lượng hơn.

>>> Xem thêm: 4 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp và gửi đến bạn những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau tai khi đeo tai nghe và cách khắc phục nó. Hy vọng những thông tin được đưa ra sẽ giúp bạn có trải nghiệm trong hơn khi sử dụng tai nghe trong cuộc sống hằng ngày cũng như kết hợp nó khi chơi thể thao.