3 nguyên nhân đau tai khi đeo tai nghe chạy bộ và giải pháp

Đau tai khi đeo tai nghe là chuyện “không của riêng ai” với những người yêu thích chạy bộ. Nhưng tại sao cơn đau ở tai lại xuất hiện? Hãy cùng bài viết tìm hiểu 3 nguyên nhân chính dẫn đến đau tai và cách khắc phục chúng nhé!

Nguyên nhân chính gây đau tai có phải do tai nghe?

Nguyên nhân chính gây đau tai có phải do tai nghe?

3 Nguyên nhân đau tai khi đeo tai nghe

1. Đeo tai nghe không phù hợp, đeo thời gian dài

Mỗi thiết kế tai nghe có ưu và nhược điểm riêng. Tai nghe nhét tai In-Ear nhỏ gọn và cách âm hiệu quả nhưng dễ gây đau nhức ống tai khi đeo lâu trên chặng đường dài.

Bác sĩ chuyên khoa nội Michael Newman chia sẻ rằng: “Đeo tai nghe không vừa hoặc không đúng cách có thể gây áp lực quá mức lên ống tai, dẫn đến cảm giác khó chịu và đau tai”

Chất liệu và vệ sinh cũng là một vấn đề đáng nói. Hầu hết các loại tai nghe sử dụng silicone cho phần bịt tai. Chất liệu này có nhiều ưu điểm như giúp tai nhẹ nhàng và êm ái cho da. Tuy vậy, khi dùng để nhét tai, nó giữ ẩm trong ống tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dễ tạo ráy tai và gây các bệnh về tai thường gặp khi đeo tai nghe trong thời gian dài.

Đeo tai nghe nhiều dễ gây ngứa và có nhiều ráy tai

Đeo tai nghe nhiều dễ gây ngứa và có nhiều ráy tai

Nếu phải sử dụng In-Ear, bạn nên chọn các tai nghe vừa khít, không quá chặt để giảm chèn ép tai. Bên cạnh đó là vệ sinh tai thường xuyên nhằm giảm tích tụ vi khuẩn.

Cách tốt nhất là chọn đúng loại tai nghe thể thao chuyên nghiệp và luôn đeo tai nghe đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các vấn đề không mong muốn. Chi tiết nội dung này sẽ được tiếp tục ở phần tiếp sau của bài viết.

2. Nghe nhạc âm lượng lớn

Hiện có hơn 1 tỷ người đang có nguy cơ mất thính giác trong độ tuổi 15 – 35 vì vấn đề âm lượng quá lớn (Theo báo cáo của WHO).

Cường độ âm thanh lớn kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau tai, suy giảm khả năng nghe tạm thời và thậm chí có thể gây thủng màng nhĩ. Vấn đề này có vẻ còn nghiêm trọng hơn vì nhiều người cố sử dụng mức âm cao để che tiếng ồn xung quanh khi chạy bộ.

Nguyên nhân đằng sau là do cơ chế hoạt động của xương ốc tai nằm sâu bên trong tai bạn. Cơ quan này dùng những tế bào “cảm biến” dạng lông rất nhỏ và mỏng như sợi tóc để thu thông tin và giải mã thành các tín hiệu thần kinh.

Bình thường, khi bạn nghe nhạc, âm thanh sẽ làm rung những cảm biến lông này, giúp bạn “hiểu” được âm thanh đã nghe được. Các âm quá lớn sẽ khiến những sợi lông rung quá giới hạn và bị gãy, khó hồi phục. Nếu mất quá nhiều những tế bào này, bạn sẽ bị điếc vĩnh viễn.

Ngoài vấn đề thính giác, việc nghe nhạc với âm lượng quá mức sẽ khiến bạn mất cảnh giác và dễ vướng vào các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Dưới đây là một số lời khuyên để bạn tham khảo và áp dụng phù hợp với điều kiện bản thân:

  • Nên để âm lượng thấp nhất có thể, giới hạn hạn nó ở mức cảnh báo trên điện thoại. Mức âm lượng cao dành cho việc nghe các âm thanh quá nhỏ chứ không phải để tận hưởng âm nhạc trên tai nghe.
  • Sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương Shokz để nghe âm thanh hiệu quả với âm thanh tần số vừa.
  • Nên nghe Podcast hoặc sách nói khi chạy bộ vì chúng dễ nghe ở mức âm thấp và có những khoảng nghỉ cho tai hồi phục.
  • Sử dụng các thiết kế tai nghe mở để duy trì cảnh giác với môi trường xung quanh

Nhờ thiết kế mở, tai nghe Shokz có thể giúp bạn giữ khả năng cảnh giác nguy hiểm xung quanh

Nhờ thiết kế mở, tai nghe Shokz có thể giúp bạn giữ khả năng cảnh giác nguy hiểm xung quanh

3. Môi trường thay đổi

Đôi khi tai nghe không phải vấn đề chính gây đau tai, mà là do môi trường chạy. Chạy bộ trong thời gian nửa giờ hoặc hơn sẽ khiến các mạch máu co lại để đẩy huyết áp hơn, giúp máu truyền nhanh đến những nơi cần oxy trong cơ thể. Nhiệt độ thấp sẽ khiến các mạch càng hẹp hơn, gây tắc mạch, dẫn đến cơn đau bên trong tai.

Việc nghẽn mạch thường hiếm xảy ra và không gây đau nhiều nên ít được chú ý. Nhưng khi đeo tai nghe, cảm giác chèn ép và khó chịu của tai nghe sẽ khiến bạn phải chú ý tới nhiều hơn.

Ngoài môi trường lạnh, việc thay đổi độ cao, nồng độ oxy trong không khí, khói bụi thành phố và bụi mịn từ xe cộ, nhà máy cũng gây ra các vấn đề sức khỏe, gián tiếp gây ra việc chèn ép khó chịu cho tai.

Để giải quyết các vấn đề do nguyên nhân này, bạn nên:

  • Chú ý thời tiết khi luyện tập, luôn giữ ấm cho tai
  • Tránh đeo tai nghe In-ear khi chạy bộ địa hình, leo cầu thang
  • Kiểm tra dự báo chất lượng không khí trước các buổi tập
  • Massage thường xuyên để máu huyết lưu thông tốt hơn
  • Ăn kẹo gum để giảm áp lực khoang miệng, từ đó cũng giảm áp lực bên trong thính giác

Cách đeo tai nghe tối ưu để tránh bị đau tai

Các nguyên nhân đau tai kể trên đều có điểm chung là tạo sức ép lớn lên các cơ quan bên trong tai. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tránh những tác nhân gây ra các áp lực này.

Hãy giữ tâm trạng tích cực để giảm áp lực cho tai

Hãy giữ tâm trạng tích cực để giảm áp lực cho tai

Cách triệt để nhất là sử dụng các loại tai nghe chuyên dành cho chạy bộ, đặc biệt là các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương.

Công nghệ này sử dụng tiếp xúc ngoài vành tai, tác động lên xương thái dương để dẫn âm thanh đến não, giúp màng nhĩ hoạt động ít hơn mà âm thanh vẫn rõ ràng. Đây là công nghệ chính của thương hiệu Shokz với những mẫu sản phẩm được công nhận sử dụng tại tất cả cuộc thi chạy bộ tại Anh Quốc.

>>> Xem thêm: 5 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe

OpenMove: Chiếc tai nghe không đau tai bạn nên sở hữu

Shokz OpenMove phiên bản màu hồng

Shokz OpenMove phiên bản màu hồng

Shokz OpenMove là dòng tai nghe dẫn âm qua xương dành cho những người luyện tập phổ thông các môn thể thao ngoài trời, trong đó có chạy bộ. Tai nghe sở hữu thiết kế Open-ear với móc tai và vòng cổ, giúp cố định tai nghe chắc chắn trên đường chạy dài mà không gây bất kỳ áp lực hay khó chịu nào. OpenMove có kích cỡ phù hợp với tất cả mọi người. Vì thế, bạn không cần lo lắng về việc tìm mua chiếc tai nghe đúng với cỡ tai bản thân nữa.

Bên trong tai nghe là công nghệ PremiumPitch 2.0™️ được ứng dụng cùng với công nghệ truyền âm thanh qua xương thế hệ 7. Những công nghệ này giúp tăng cao hiệu quả truyền âm thanh và giảm rung động khi bật âm thanh lớn, giữ thính giác an toàn với tai hơn so với những sản phẩm cùng loại rất nhiều.

Tạm kết

Tai nghe là thiết bị hữu ích, giúp bạn giải trí và nâng cao tinh thần luyện tập. Nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những khó chịu không đáng có. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho vấn đề đau tai khi đeo tai nghe và chạy bộ của bạn. Nếu biết những nguyên nhân khác, xin hãy chia sẻ với chúng tôi. Đội ngũ Shokz sẽ liên tục cải tiến để giúp những bước chạy của bạn thêm nhiều cảm hứng.