Tất tần tật những điều cần biết để đeo tai nghe khi đi xe đạp

Đeo tai nghe chạy thể dục ở bộ môn đạp xe là sở thích của đại đa số người tham gia bộ môn thể thao ngoài trời này. Nó không chỉ giúp bạn có tinh thần vận động hơn mà còn tô điểm thêm sự hứng khởi cho cả chặng đường. Để đảm bảo an toàn, sau đây là những điều bạn cần biết nếu muốn vừa đeo tai nghe vừa đi xe đạp.

Có nên đeo tai nghe khi đi xe đạp hay không?

Khi luyện tập thể dục thể thao hoặc đi xe đạp, nhiều người có thói quen nghe nhạc. Việc này không những giúp cơ thể ta thư giãn hơn mà còn âm thầm điều chỉnh nhịp thở, từ đó đem lại hiệu quả vận động cao hơn. Đối với đi xe đạp, đeo tai nghe nghe nhạc hoặc nghe thông tin báo đài cũng là một cách để ta phần nào tránh xa cảm giác cô đơn, nhất là khi bạn đạp xe một mình.

Có nên đeo tai nghe khi đi xe đạp không?

Có nên đeo tai nghe khi đi xe đạp không?

Mặc dù vậy, do đi xe đạp là một hình thức tham gia giao thông nên cần phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn. Vậy, các nguyên tắc mà bạn cần phải tuân thủ khi đi xe đạp và đeo tai nghe là gì?

Để việc lái xe an toàn cũng như bảo vệ sức khỏe cho bạn, sau đây là 5 nguyên tắc cơ bản khi đi xe đạp đeo tai nghe:

Quy tắc 1: Chỉ nghe một bên tai

Khi tham gia giao thông, một trong những điều quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe được tiếng của các phương tiện khác. Đeo tai nghe sẽ phần nào hạn chế đi khả năng đó, vậy nên cách tốt nhất là bạn chỉ nên đeo một bên tai nghe. Như vậy, bạn sẽ vẫn có thể nghe nhạc, nghe tin tức đồng thời vẫn tiếp thu được các âm thanh xung quanh bằng tai bên kia.

Ngoài ra, khi đeo một bên, hãy ưu tiên bên trái. Theo y học, việc đeo tai nghe chạy thể dục bên trái sẽ hạn chế tổn thương tai hơn khi sử dụng trong thời gian dài – giờ thì bạn hiểu tại sao vệ sĩ và cảnh sát nước ngoài thường đeo tai nghe bên trái rồi đấy.

Đeo một bên tai nghe để bảo vệ an toàn khi đi xe đạp

Đeo một bên tai nghe để bảo vệ an toàn khi đi xe đạp

Quy tắc 2: 60/60

Quy tắc này có nghĩa là bạn nên nghe mức độ âm thanh 60dB trong tối đa 60 phút mỗi ngày. Lý do cho điều này là vì các tai nghe thường có mức âm lớn nhất vào khoảng 105dB. Nếu nghe mức âm này trong thời gian dài sẽ có tác động không tốt cho tai, thậm chí dẫn đến bệnh lãng tai. Không chỉ vậy, nghe nhạc với âm lượng lớn sẽ khiến bạn khó lắng nghe được âm thanh xung quanh, từ đó gây nguy hiểm cho quá trình di chuyển. Hãy chỉ mở âm thanh ở mức khoảng 60dB, đấy sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Nghe âm thanh ở mức độ 60dB khi đi xe đạp

Nghe âm thanh ở mức độ 60dB khi đi xe đạp

Quy tắc 3: Gắn máy nghe nhạc/ điện thoại lên tay lái.

Đây là một cách khá hay để nghe nhạc khi đi xe đạp. Thay vì nghe qua tai nghe, bạn có thể phát nhạc trực tiếp trên thiết bị nghe nhạc của mình. Khi cần cắm tai nghe, nghe điện thoại hay cần sử dụng thiết bị, bạn cũng không cần phải mất tập trung để lấy chúng ra từ túi quần hay giỏ xách.

Tưởng tượng xem, mỗi sáng vắng vẻ, bạn đạp chầm chậm trên chiếc xe của mình và cả con phố vang nhẹ âm thanh bài hát bạn yêu thích – thật tuyệt đúng không? Ở Việt Nam cũng có khá nhiều người lắp đặt loa và máy nghe nhạc lên chiếc xe đạp của họ. Tuy nhiên, nhớ cẩn thận, coi chừng trộm cướp nhé.

Quy tắc 4: Lựa chọn âm nhạc phù hợp

Cách bạn chọn nhạc sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng và động lực để bạn tiếp tục đạp xe. Nếu đang muốn đạp xe đường trường, hãy chọn các bài hát có nhịp độ ổn định. Nếu muốn chạy nước rút, hãy chọn các bài hát nhanh, dồn dập hơn. Nếu đang muốn thư giãn, hãy chọn các bản ballad nhẹ nhàng. Tùy thuộc vào âm nhạc bạn nghe, cơ thể sẽ phản ứng và tạo ra nhịp độ tương ứng, qua đó nâng cao sự hiệu quả cho quá trình luyện tập.

Lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp khi đạp xe

Lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp khi đạp xe

Quy tắc 5: Lựa chọn tai nghe phù hợp

Tổng quan đánh giá thì thực chất các quy tắc 1, 2, 3 vẫn có rất nhiều hạn chế. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc của bạn mà đôi khi nếu bạn đang trên tuyến đường kẹt xe hoặc khu vực quá ồn ào, bạn sẽ không nghe thấy gì cả. Đặc biệt với những “cua rơ” sử dụng loại tai nghe nhét tai (in-ear) thì vẫn sẽ gặp nguy hiểm khi không nghe được tiếng giao thông xung quanh. Cách tốt nhất là bạn cần làm chọn tai nghe phù hợp với việc đi xe đạp của mình.

Lựa chọn tai nghe chạy thể dục phù hợp với bộ môn đạp xe

Lựa chọn tai nghe chạy thể dục phù hợp với bộ môn đạp xe

Vậy đâu mới là giải pháp vừa đeo tai nghe vừa trải nghiệm âm nhạc một cách hiệu quả? Phần dưới đây chúng tôi sẽ mang đến giải pháp thú vị dành cho bạn.

Tai nghe truyền âm thanh qua xương – Giải pháp hiệu quả cho các cua-rơ

Hiện nay có rất nhiều công nghệ mới ra đời để phục vụ cho việc nghe nhạc trong quá trình luyện tập thể dục thể thao. Một trong số chúng là tai nghe truyền âm qua xương OpenRun Pro đến từ Shokz.

Đúng với tên gọi, loại tai nghe này không truyền âm thanh qua tai ống tai mà sẽ dẫn truyền thẳng vào xương thái dương của người đeo. Qua đó trực tiếp đưa âm thanh đến với người dùng mà không bịt kín ống tai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thể vừa nghe nhạc, nghe tin tức và vừa nghe được tiếng động của xe cộ xung quanh.

Shokz OpenRun Pro: Chiếc tai nghe chạy thể dục truyền âm thanh qua xương hoàn hảo cho vận động viên

Shokz OpenRun Pro: Chiếc tai nghe chạy thể dục truyền âm thanh qua xương hoàn hảo cho vận động viên

Được thiết kế tối ưu cho nhu cầu thể thao, OpenRun Pro được trang bị Bluetooth 5.1, công nghệ sạc nhanh cùng thời lượng pin lên đến 10 giờ đồng hồ. Từ đó, mang đến kết nối ổn định cùng thời lượng sử dụng lâu dài, đồng hành bền bỉ cùng bạn trên mọi hành trình. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng kháng nước, chống mồ hôi hiệu quả đạt chuẩn IP55 nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng OpenRun Pro trong thời gian dài.

Nhờ công nghệ truyền âm thanh qua xương, tai nghe Shokz OpenRun Pro vô cùng an toàn cho người sử dụng khi tham gia giao thông.

Còn nếu các cua-rơ muốn nghe điện thoại thì thế nào? Chẳng phải sẽ hơi ồn nếu vừa nghe điện, vừa nghe âm thanh bên ngoài sao? Đừng lo! OpenRun Pro được tích hợp micro chống ồn kép nên cuộc gọi của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Chiếc tai nghe giúp bạn nhận cảnh báo nguy hiểm từ môi trường xung quanh

Chiếc tai nghe giúp bạn nhận cảnh báo nguy hiểm từ môi trường xung quanh

Lợi ích của tai nghe truyền âm thanh qua xương trong cuộc đua đường dài

Trong các chặng đường đạp xe dài, yếu tố an toàn là ưu tiên hàng đầu. Thông qua việc sử dụng OpenRun Pro, bạn sẽ không lo chuyện mình “mất kết nối” với thế giới bên ngoài mà vẫn nghe được những âm thanh mình yêu thích. Với công nghệ truyền âm thanh qua xương, bạn sẽ không gặp phải các tình trạng như đau tai, chóng mặt thường gặp khi nghe nhạc thời gian dài.

Nhờ tai nghe Shokz OpenRun Pro bạn có thể yên tâm nghe nhạc mà không gặp nguy hiểm

Nhờ tai nghe Shokz OpenRun Pro bạn có thể yên tâm nghe nhạc mà không gặp nguy hiểm

Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết nếu muốn đeo tai nghe khi đạp xe. Một điều cuối cùng: Hãy nhớ đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh khi di chuyển nhé!

>> Tham khảo thêm: 14 kinh nghiệm đạp xe an toàn trong mùa mưa