Chạy bộ là một hoạt động thể thao đơn giản nhưng thú vị, giúp bạn hình thành lối sống tích cực và gia tăng sức khỏe cho bản thân. Để khiến hoạt động này trở nên thú vị hơn, các thiết bị tai nghe là một công cụ hỗ trợ hiệu quả được rất nhiều bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết cách lựa chọn và sử dụng tai nghe sao cho đúng cách. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách đeo tai nghe khi chạy bộ sao cho đảm bảo sức khỏe đôi tai của bạn nhé!
Lợi ích của việc sử dụng tai nghe khi chạy bộ
Âm nhạc tốt cho não bộ
Bản thân việc chạy bộ nói riêng hay luyện tập thể thao nói chung đã có nhiều tác động tích cực cho não bộ, bao gồm việc tạo ra nhiều tế bào não mới, quá trình này được gọi là phát sinh thần kinh (tế bào thần kinh mới được tạo ra), giúp làm giảm quá trình lão hoá và suy giảm nhận thức ở người.
Việc kết hợp với âm nhạc giúp hệ thống não bộ của bạn được luyện tập hằng ngày cùng với cơ thể của bạn. Khoa học đã chứng minh: âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ và kích thích óc sáng tạo của bộ não. Sự hợp nhất của hai nhân tố trong một hoạt động mang lại những ảnh hưởng tích cực cho cơ thể của bạn.
>>> Xem thêm: Bạn có biết: Chạy bộ giúp tăng khả năng sáng tạo?
Âm nhạc rất tốt cho sự phát triển của não bộ
Bức phá giới hạn của bản thân
Việc sử dụng tai nghe khi chạy bộ giúp bạn chạy được lâu hơn (sức bền lớn hơn).
Trong quyển sách Inside Sports Psychology của mình, tiến sĩ Coastas Karageoghis đã nói rằng: Việc có giai điệu vang lên trong đầu theo từng nhịp chạy có thể tăng sức bền bỉ của bạn lên đến 15% so với bình thường.
Việc chạy bộ một mình đôi khi làm bạn dễ chán nản. Ngoài ra, khi chạy ở những cự ly dài, mồ hôi tiết ra và quãng đường xa có thể khiến bạn dễ dàng bỏ cuộc. Vì vậy, việc có người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường, với những giai điệu mà bạn yêu thích được vang lên thì bạn sẽ có thêm ý chí để hoàn thành những lộ trình đã đặt ra.
Làm cho việc chạy bộ trở nên thú vị hơn
Theo nhà triết học Albert Schweitzer: “Happiness is the key to success” (tạm dịch: vui vẻ, hay hạnh phúc là chìa khoá của sự thành công). Thật vậy, âm nhạc giúp “bật mood” của bạn, khiến cho hoạt động thể chất mệt nhoài sẽ trở nên hứng khởi hơn.
Khi bạn nghe bài hát yêu thích, não bộ sẽ kích hoạt giải phóng dopamine dẫn truyền xung thần kinh làm cho bạn có cảm giác và tâm trạng thoải mái. Việc chạy bộ căn bản đã có tác dụng cải thiện tâm trạng, vì vậy việc kết hợp với tai nghe để truyền tải âm nhạc giúp củng cố thêm tâm trạng và giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, và dễ chịu.
Đeo tai nghe giúp bạn có thêm động lực khi chạy bộ
Những vấn đề sức khỏe khi sử dụng tai nghe
Việc đeo tai nghe khi chạy bộ tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, cách đeo tai nghe khi chạy bộ không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Nhiễm trùng tai
Mỗi lần bạn sử dụng bất cứ vật gì đặt vào đôi tai của bạn, xác suất lỗ tai bị nhiễm trùng là tương đối cao. Bụi bẩn, những mảnh vụn li ti, hay bất kỳ tác nhân siêu vi nào có thể xâm nhập vào ống tai của bạn.
Để phân tích sâu hơn, những thiết bị tai nghe không có khả năng chống thấm nước và mồ hôi là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng tai.
Ráy tai
Cơ chế tự làm sạch là một trong những chức năng chính của đôi tai. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị gián đoạn khi ống tai bị các thiết bị tai nghe bịt kín trong nhiều giờ liên tục. Việc này sẽ cản trở ráy tai cũng như độ ẩm thoát khỏi tai, dẫn đến sự hình thành liên tục của ráy tai bên trong lỗ tai, gây cản trở thính giác và có thể gây ra tình trạng ù tai, đau tai khi đeo tai nghe.
Ngoài ra, khi ráy tai hình thành, nhiều bạn dùng các thiết bị để lấy ra. Tuy nhiên, phương pháp này không thật sự hiệu quả mà còn làm cho ráy tai vào sâu bên trong ống tai của bạn.
Sự hình thành nhiều ráy tai gây ra những vấn đề khác
Tình trạng kích ứng da
Những vấn đề về đôi tai có thể đến trực tiếp từ chất liệu và thiết kế của tai nghe. Kích thước đôi tai của bạn và thiết bị không hoà hợp có thể dẫn đến những vết cắt, vết xước, hoặc tạo ra áp lực lên thành tai và ống tai.
Ngoài ra, những loại tai nghe làm từ những chất liệu không đảm bảo nguồn gốc hoặc do da của bạn quá mẫn cảm đối với các thành phần của tai nghe cũng là tác nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa, đau rát, khó chịu.
Thiết kế tai nghe gây khó chịu
Một vài thiết bị tai nghe được bán trên thị trường có thiết kế quá ôm sát, gây đau tai khi bạn phải sử dụng thường xuyên để chạy bộ.
Ngoài ra, đối với những bạn bị cận, những tai nghe có thiết kế choàng qua đầu (over – ear) gây cản trở vô cùng lớn. Sức nặng từ tai nghe sẽ chèn ép lên kính và gây ra áp lực lên đôi tai, từ đó gây ra tình trạng đau tai.
Một vài thiết kế tai nghe gây khó chịu cho những bạn bị cận
Vấn đề thính lực
Việc sử dụng tai nghe liên tục trong thời gian dài với âm lượng lớn có thể gây ra những tác động không có lợi cho thính lực của bạn. Âm thanh tạo ra các dãy sóng âm. Sóng âm lớn có thể gây ra hiện từ ù tai, mất thính lực tạm thời hoặc thậm chí những tình trạng tệ hơn.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi đeo tai nghe chạy bộ
Cách đeo tai nghe khi chạy bộ đảm bảo sức khỏe đôi tai của bạn
Chọn tai nghe có thiết kế mở
Các thiết bị tai nghe có thiết kế mở, không bịt kín lỗ tai và giảm thiểu sự hình thành của những vi khuẩn có hại cho sức khỏe đôi tai của bạn.
Ngoài ra, tai nghe có thiết kế mở còn giúp hạn giữ mức độ cảnh giác cao với âm thanh môi trường xung quanh (xe cộ, tín hiệu đèn giao thông, còi xe,…) giúp đảm bảo an toàn cho bản thân.
Ưu tiên tai nghe có thiết kế gọn nhẹ
Thiết kế gọn nhẹ của các tai nghe giúp đảm bảo không tạo ra áp lực lên vành tai, ống tai, từ đó gây ra tình trạng đau tai. Hơn nữa, những tai nghe có thiết kế phù hợp không tạo ra những vết hằn xung quanh vùng đầu của bạn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.
Hạn chế đeo tai nghe liên tục
Đôi tai là một trong những bộ phận dễ mẫn cảm nhất cơ thể. Vì vậy, việc để đôi tai tiếp xúc với luồng sóng âm thường xuyên và liên tục có thể gây ra những tác động bất lợi cho sức khỏe đôi tai. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên sử dụng tai nghe trong khoảng thời gian hạn chế và liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn nếu gặp bất kỳ vấn đề sức khoẻ gì do sử dụng tai nghe.
Tai nghe Shokz – Thiết bị công nghệ hiện đại dành cho các hoạt động thể thao ngoài trời
Công nghệ truyền âm thanh qua xương
Tai nghe Shokz sử dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương (Thế hệ thứ 9 mới nhất ở dòng sản phẩm OpenRun Pro).
Ở các dòng tai nghe truyền thống, sóng âm đi qua ốc tai, rồi truyền âm đến màng nhĩ. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau tai cho bạn khi sử dụng thường xuyên.
Đối với tai nghe truyền âm thanh qua xương của Shokz, độ rung từ sóng âm để tạo ra âm thanh sẽ truyền qua xương thái dương, từ đó tác động lên ốc tai để tạo ra âm thanh. Đây là công nghệ ưu việt, giúp khắc phục tình trạng đau tai dai dẳng của các vận động viên.
Tai nghe Shokz sử dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương
Thiết kế mở
Với ưu điểm là thiết kế mở (Open – ear), các thiết bị tai nghe của Shokz không bịt kín lỗ tai, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viên nấm và đau tai.
Ngoài ra, thiết kế mở còn giúp bạn vừa chạy bộ nhưng vẫn có thể nghe thấy âm thanh môi trường, đảm bảo an toàn cho bản thân trước xe cộ và giao thông ngoài đường.
Thiết kế mở của tai nghe Shokz
Công nghệ chống thấm mồ hôi
Tai nghe Shokz OpenRun Pro sở hữu tiêu chuẩn IP55, có khả năng kháng bụi và độ ẩm cao. Tiêu chuẩn này giúp tai nghe Shokz đủ bền bỉ để chống lại bụi bẩn, nước bắn, mồ hôi, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Công nghệ chống thấm giúp mồ hôi không thấm vào bên trong thiết bị, gây hư hỏng hoặc tích tụ vi khuẩn có hại cho đôi tai của bạn.
Tiêu chuẩn IP55 của OpenRun Pro
Tổng hợp thông số kỹ thuật
- Công nghệ Shokz TurboPitch™ (công nghệ truyền âm thanh qua xương thế hệ thứ 9)
- Thiết kế Open – ear
- Tiêu chuẩn IP 55
- Bluetooth 5.1
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của cách đeo tai nghe khi chạy bộ đối với sức khỏe đôi tai của bạn. Hãy lựa chọn hãng tai nghe uy tín, danh tiếng để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất khi chạy bộ, bạn nhé! Các thiết bị tai nghe của Shokz hiện đã có mặt tại hệ thống cửa hàng Shokz Việt Nam, bạn có thể đặt mua ngay hôm nay.
>>> Tham khảo thêm: Cách đeo tai nghe khi chạy bộ đúng nhất dành cho các runner