Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không?

Những năm gần đây, lĩnh vực tai nghe chào đón sự “nhập gia” mới của dòng tai nghe dẫn truyền âm qua xương với nhiều lợi ích cho người dùng đặc biệt là dân thể thao ngoài trời. Vậy tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu thực hư thế nào bạn nhé!

Tai nghe truyền âm thanh qua xương hoạt động như thế nào?

Sự dẫn truyền âm thanh qua xương (Bone Conduction)

Sự dẫn truyền âm thanh qua xương (Bone Conduction)

Hãy thử bịt tai lại và nói! Cách bạn nghe giọng nói của mình khi bịt tai lúc này cũng tương tự như cách bạn nghe âm thanh từ tai nghe dẫn truyền âm qua xương.

Cụ thể, âm thanh được khuếch đại thành những rung động tác động lên xương gò má, xương quai hàm sau đó truyền trực tiếp vào ốc tai (không qua màng nhĩ). Từ ốc tai, các âm thanh tiếp xúc với những sợi lông siêu nhỏ, phản ứng và kích thích đến các dây thần kinh thính giác nhằm giải thích những rung động âm thanh này thành âm thanh mà bạn nghe được. Tất cả các quy trình trên là cách mà tai nghe truyền âm thanh qua xương hoạt động.

>> Xem thêm: Nguyên lý hoạt động và lợi ích của công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Ưu điểm tai nghe truyền âm thanh qua xương

Đặc điểm tai nghe dẫn truyền xương bạn cần biết

Đặc điểm tai nghe dẫn truyền xương bạn cần biết

Được đánh giá là một giải pháp mang tính “cách mạng” trong lĩnh vực tai nghe không dây, các chiếc tai nghe truyền âm thanh qua xương mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho dân thể thao ngoài trời.

  • Về sự an toàn cho thính giác, tai nghe dẫn âm qua xương giúp bạn loại bỏ những tác động lên màng nhĩ từ việc truyền âm thanh qua xương trực tiếp đến ốc tai. Nguyên lý này cho phép bạn thoải mái sử dụng tai nghe nghe nhạc trong hàng giờ liên tục mà không lo bị đau nhức tai như trước kia.
  • Về tính an toàn với môi trường xung quanh, chiếc tai nghe có thiết kế mở giúp bạn vừa nghe nhạc vừa cảm nhận được những âm thanh từ môi trường xung quanh. Cụ thể, bạn sẽ cần nhận biết được những tín hiệu giao thông khi đang chạy bộ, đạp xe trên đường để tránh được các rủi ro va chạm.
  • Về sự thoải mái, cũng nhờ âm thanh được truyền qua xương mà các mẫu tai nghe này có kiểu dáng thiết kế mở (Open-ear). Đây là lối thiết kế đặt núm nghe bên ngoài ống tai, không bịt kín gây bí bách, khó chịu. Khung tai nghe cố định dễ dàng vận động không lo rơi vỡ, vướng víu.

Những lưu ý khi dùng tai nghe truyền âm qua xương

Một số nhược điểm của tai nghe truyền âm qua xương bạn cần lưu ý

Một số nhược điểm của tai nghe truyền âm qua xương bạn cần lưu ý

Bên cạnh những ưu điểm, các chiếc tai nghe truyền âm thanh qua xương vẫn có một số nhược điểm về khả năng chống ồn và giá thành khá cao so.

  • Về khả năng chống ồn, tai nghe truyền âm xương không phải là loại tai nghe được đánh giá là chống ồn tốt. Nguyên nhân là do kiểu dáng mở (Open-ear) không bịt kín ống tai nên bạn sẽ bị quấy rầy nếu sử dụng tai nghe ở những nơi ồn ào.
  • Về giá thành tai nghe, vì là công nghệ đột phánên những chiếc tai nghe truyền âm thanh qua xương có giá thành tương đối cao so với mặt bằng chung. Trung bình một chiếc tai nghe truyền âm qua xương có tầm giá từ trên 2 đến 5 triệu đồng tùy loại.

>> Xem thêm: Những lưu ý “vàng” khi chọn tai nghe để chạy bộ ngoài trời

Tai nghe truyền âm thanh qua xương Shokz OpenRun

Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không cho các hoạt động thể thao ngoài trời?

Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không cho các hoạt động thể thao ngoài trời?

Tai nghe truyền âm thanh qua xương đặc biệt phù hợp khi chơi các bộ môn thể thao ngoài trời như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay trekking. Điển hình như tai nghe Shokz OpenRun, chiếc tai nghe nhẹ 26g có phần vành từ chất liệu Titanium bám vững chắc trên đôi tai của bạn trong những chuyển động cường độ cao.

Ngoài sự chắc chắn khi đeo, OpenRun còn sở hữu công nghệ truyền âm qua xương hiện đại đời thứ 8 của Shokz mang đến trải nghiệm nghe chuẩn chất, sống động đầy cảm hứng đồng hành cùng bạn trong mọi buổi tập.

Chạy bộ phấn khởi cùng tai nghe truyền âm qua xương

Chạy bộ phấn khởi cùng tai nghe truyền âm qua xương

Không những thế, dân chạy bộ, đạp xe còn cảm thấy an tâm hơn với công nghệ kháng nước IP67 cho phép họ tự tin đeo tai nghe những khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi do tập luyện hăng say hay thậm chí là những lần mắc mưa bất chợt trong buổi tập.

Ngoài nắm bắt được những tính năng vượt trội, bạn cần biết cách dùng chiếc tai nghe truyền âm thanh qua xương hợp lý để tận dụng chúng một cách hiệu quả trong buổi tập thể thao của mình.

>> Xem thêm: 4 lý do bạn nên mua tai nghe thể thao Shokz OpenRun

Dùng tai nghe truyền âm thanh qua xương như thế cho đúng?

Có 2 điều khi sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương mà bạn cần lưu ý. Đầu tiên là việc vệ sinh và thứ hai là nắm rõ thông số chống kháng nước cho phép.

Đầu tiên là vấn đề vệ sinh. Mồ hôi cơ thể và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài là hai yếu tố thường xuyên “bám dính” lên chiếc tai nghe sau buổi tập. Do đó, tốt nhất là bạn nên vệ sinh chiếc tai nghe của minh sau mỗi lần sử dụng nhé.

Tai nghe truyền âm qua xương có tốt không với nhiều mức độ kháng nước khác nhau?

Tai nghe truyền âm qua xương có tốt không với nhiều mức độ kháng nước khác nhau?

Thứ hai là các thông số chống kháng nước. Ví dụ như tai nghe Shokz OpenRun thì có thể ngâm nước được với độ sâu 1m trong 30 phút (Không dùng cho bơi lội). Một số loại khác có thể chống nước 100% (Không thấm nước, dùng được cho bơi lội). Nhiệm vụ của bạn là cần nắm rõ thông tin này để tránh đeo tai nghe không thể chống nước 100% cho bơi lội.

Chống kháng nước vượt trội từ tai nghe Shokz OpenRun

Chống kháng nước vượt trội từ tai nghe Shokz OpenRun

Tổng kết

Nhìn chung, tai nghe truyền âm thanh qua xương là giải pháp tai nghe tốt, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như trải nghiệm nghe cho người đeo. Đặc biệt, đây được xem là lựa chọn tối ưu cho những ai chơi các bộ môn thể thao ngoài trời nhờ vào đặc điểm nghe nhạc an toàn, thoải mái, dễ dàng kết nối với bạn đồng hành. Hy vọng bài viết đã trả lời được câu hỏi “Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không?” của bạn. Chúc bạn sớm chọn được loại tai nghe hợp ý với mình nhất nhé!

>> Xem thêm: 8 lợi ích khi đeo tai nghe thể thao Shokz